Chúng ta hãy xem xét sự gì xảy ra cho con người thiên nhiên nầy, và điều chi xảy đến cho con người sa ngã kia, khi câu chuyện của Gia-cốp tiếp tục.
Đức Giê-hô-va phán với nàng (Rê-be-ca) rằng:
“Hai nước hiện ở trong bụng ngươi, và hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra; dân nầy mạnh hơn dân kia, và đứa lớn phải phục đứa nhỏ. Ðến ngày nàng phải sanh nở, nầy hai đứa sanh đôi trong bụng nàng ra. Ðứa ra trước đỏ hồng, lông cùng mình như một áo tơi lông; đặt tên là Ê-sau. Kế em nó lại ra sau, tay nắm lấy gót Ê-sau; nên đặt tên là Gia- cốp. Khi sanh hai đứa con nầy thì Y-sác đã được sáu mươi tuổi” (Sáng 25:23-26).
Tính cách người Do Thái là quốc gia và tính cách người Ả-rập như một nước, diễn lại hai tính cách của Gia-cốp và Ê-sau. Ê-sau khinh quyền trưởng nam (Sáng 25:34). Bởi sự nổi lên của Hồi giáo, cho đến ngày nay các dân Ả-rập cũng khinh quyền trưởng nam của họ. Mặt khác, không có gì nghi ngờ rằng người Do Thái đã ngược đãi các dân Ả-rập, dù hầu như không tệ hại như những gì dân Ả-rập đối xử với nhau, song có sự bất công. Tính cách của dân Do Thái và Ả-rập ở hai anh em nầy được nhân cách hóa trong các tổ phụ. Ngay từ lúc ban đầu, tay Gia-cốp nắm lấy gót anh mình.
Chúng ta hãy nhìn xa hơn khi đến thời điểm chúc phước. Một số người cho rằng lúc tay của Y-sác đặt trên các con trai mình để chúc phước thì họ có thể đã bảy mươi tuổi rồi. Trong câu chuyện nầy, người mẹ đã bày mưu tính kế cho ông.
“Mẹ đáp rằng: Con ơi! xin sự rủa sả đó để cho mẹ chịu; hãy cứ nghe lời mẹ, ra bắt hai dê con. Vậy, Gia-cốp đi bắt hai dê con, đem lại cho mẹ, làm món ngon, tùy theo cha sở thích. Ðoạn Rê-be-ca lấy quần áo tốt nhứt của Ê-sau, con trưởng nam, sẵn để trong nhà, mà mặc vào cho Gia-cốp, con út mình; rồi người lấy da dê con bao hai tay và cổ, vì tay và cổ Gia-cốp không có lông. Rê-be-ca bèn để món ngon và bánh của mình đã dọn vào tay con út mình. Gia-cốp bưng đến cha mình và nói rằng: Thưa cha! Y-sác đáp: Có cha đây; con là đứa nào đó? Gia-cốp thưa: Tôi là Ê-sau, con trưởng nam của cha; con đã làm theo lời cha dặn biểu; xin cha dậy, ngồi ăn lấy thịt săn của con, đặng linh hồn cha sẽ chúc phước cho con. Y-sác hỏi rằng: Sao con đi săn được mau thế? Thưa rằng: Ấy nhờ Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của cha xui tôi gặp mau vậy. Y-sác nói cùng Gia-cốp rằng: Hỡi con! hãy lại gần đặng cha rờ thử xem có phải là Ê-sau, con của cha chăng? Gia-cốp bèn lại gần Y-sác; người rờ và nói rằng: Tiếng nói thì của Gia-cốp, còn hai tay lại của Ê-sau. Người chẳng nhận biết đặng vì hai tay cũng có lông như của anh, là Ê- sau. Vậy Y-sác chúc phước cho” (Sáng 27:13-23).
Về một mặt Ê-sau nhận được những gì người đáng phải nhận vì khinh quyền trưởng nam; mặt khác hãy nhìn xem Gia-cốp. Lời hứa của Đức Chúa Trời có từ lúc mang thai rằng đứa nhỏ sẽ ưu tú (preeminent) hơn đứa lớn—không phải “tốt hơn” hoặc không phải “tuyệt vời hơn,” nhưng mục đích cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ đi qua Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. (Dĩ nhiên, Hồi giáo dạy sự cứu rỗi đi qua Ibrahim, tức Áp-ra-ham, Ích-ma-ên và Ê-sau). Gia-cốp cố gắng hoàn thành mục đích Đức Chúa Trời bằng con người quỷ quyệt của ông, và điều đó giống dân Do Thái rất nhiều. Họ biết họ có kinh Torah và mục đích giao ước, nhưng luôn làm theo cách nghĩ của mình.
Hãy ghi nhớ rằng đó là mẹ ông bày mưu tính kế cho việc nầy. Chúng ta có bản chất sa ngã từ trong lòng mẹ, nhưng chúng ta cũng nhận nó từ môi trường rồi làm vững mạnh thêm. Nếu cha mẹ có vấn đề về giận dữ, thì nó sẽ phản ảnh trong con họ. Chúng ta có bản chất mình từ trong bào thai, nhưng nó vững mạnh thêm bởi môi trường thơ ấu chúng ta.
Lấy tôi làm ví dụ, rất nhiều lần tôi thấy mình chấp nhận các đặc điểm tiêu cực của mình; là cha mẹ tôi nói với các con tôi một điều nhưng tôi lại làm khác. Tất cả chúng ta đều như vậy ở mức độ nào đó, một số người còn tệ hại hơn kẻ khác. Đứa trẻ nhận bản chất sa ngã từ cha mẹ và bản chất đó mạnh thêm ở môi trường gia đình. Khi chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời bắt đầu giải quyết bản chất sa ngã đó, và Chúa xử lý nó theo các dòng dõi tương tự như Ngài đã làm trong Gia-cốp.