2. 144.000 Người
“Tôi lại nghe số người được đóng ấn là: Mười bốn vạn bốn ngàn người được đóng ấn từ trong các chi phái dân Y-sơ-ra-ên; Trong chi phái Giu-đa, một vạn hai ngàn người được đóng ấn; Trong chi phái Ru-bên, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Gát, một vạn hai ngàn; Trong chi phái A-se, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Nép-ta-li, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Ma-na-se, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Si-mê-ôn, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Lê-vi, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Y-sa-ca, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Sa-bu-lôn, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Giô-sép, một vạn hai ngàn; Trong chi phái Bên-gia-min, một vạn hai ngàn đều được đóng ấn” (Khải 7:4-8)
Giờ đây chúng ta hãy xem Khải Huyền 14:1-3.
“Tôi nhìn xem, thấy Chiên Con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người đều có Danh Chiên Con và Danh Cha Chiên Con ghi trên trán mình. Tôi nghe một tiếng trước trên trời xuống, y như tiếng nhiều nước, và như tiếng sấm lớn; tiếng mà tôi nghe đó như tiếng đờn cầm mà người đánh đờn gảy vậy: Chúng hát một bài ca mới trước ngôi, trước bốn con sanh vật và các trưởng lão. Không ai học được bài ca đó, họa chăng chỉ có mười bốn vạn bốn ngàn người đã được chuộc khỏi đất mà thôi.”
Tôi sẽ không cố tìm hiểu mọi chi tiết nơi đây bởi vì tôi không biết. Tôi có thể thuật lại những điều người khác nói, nhưng tôi sẽ phải xác định việc nầy: Bước đầu tiên hướng đến việc suy tính không phải Khải Huyền đoạn 7, cũng không Khải Huyền đoạn 14, mà là lời tiên tri cuối cùng của Gia-cốp trong Sáng Thế Ký đoạn 49. Ngay cả chúng ta không thể tích cực, và có lý do hợp lý để tin rằng hai nhóm của 144.000 người nầy thậm chí
chẳng giống nhau. Một nhóm dường như ở trên trời, nhóm kia dường như ở dưới đất. Việc mô tả nhóm nầy cũng không giống nhóm kia. Một nhóm dường như là dân Do Thái về thể chất, còn nhóm kia không cần thiết phải như vậy.
-
Vấn Đề Về Nhân Dạng
Ai hiểu biết về nhân chủng học (anthropology)? Arnold Fruchtenbaum thì đúng:* Điều chính yếu là dấu giao ước trong việc ban cho nhân dạng người Do Thái. Dân Do Thái đã kết hôn (intermarried: hôn nhân khác chủng tộc, họ hàng gần, cùng nhóm) trải nhiều thế kỷ. Toàn bộ Đế Quốc Khazar cải sang Do Thái giáo.** Arthur Koestler*** và những người khác đồng ý dân Do Thái Ashkenazi đến từ Khazar cải đạo sang Do Thái giáo. Một số người rất lớn cải sang Do Thái giáo ở Morocco. Toàn bộ Đế Quốc Yemenite cải đạo. Cách mà Constantine lấy cớ để cải đạo sang Cơ Đốc giáo thì xảy ra tương tự ở thế giới người Do Thái. Về phương diện nhân chủng học, chúng ta sẽ bị sức ép rất lớn để ủng hộ. Nhân dạng người Do Thái phải thực hiện với giao ước.
*Arnold Arnold Fruchtenbaum sinh 26.9.1943 tại Siberia, Russia, là người sáng lập và giám đốc mục vụ Ariel Ministries, tổ chức ưu tiên truyền giáo cho người Do Thái để họ tin Chúa Jesus chính là Đấng Mê- si Do Thái. ND.
**Khazar là bộ lạc bán du mục người Turk. Trong vòng ba thế kỷ khoảng năm 650 đến 965, Đế Quốc Khazar thống trị khu vực rộng lớn kéo dài từ thảo nguyên sông Volga-Don đến phía Đông bán đảo Crimea và Bắc Kavkaz. ND.
***Arthur Koestler (05.9.1905-01.3.1983) người Hunggary-Anh gốc Do Thái, là tác giả, nhà báo nổi tiếng ở Âu Châu (Giải Sonning 1968 và CBE 1972). ND.
Vâng, có vấn đề về các con trai của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, nhưng xác định “các con trai” như thế nào? Một số con trai đó của mười hai chi phái được các tôi tớ sanh ra. Chúng ta ngay cả không thể trực tiếp truy nguyên dòng dõi di truyền theo chiều hướng ấy. Nó phải thực hiện với giao ước.
Làm sao chúng ta xác định được một người thuộc chi phái nào? Họ (family name) của vợ tôi là “Segal.” Đây là gia đình trợ tế ở chi phái Lê-vi. Người có tên như “Levine” hay “Cohen” thì chúng ta có thể suy đoán trở lại các gia đình tế lễ đó, nhưng ai biết được? Tôi không biết, và tôi rất hoài nghi kẻ nào nói rằng họ đã luận ra tất cả. Những gì tôi biết là tìm hiểu ra nó không bắt đầu với Khải Huyền, mà với Gia-cốp.
Chúng ta đã xem điều Gia-cốp muốn cách cá nhân, giờ đây chúng ta sẽ nhìn vào điều ông dành cho Israel và dân Do Thái là một quốc gia.
Gia-cốp một lần nữa là kẻ luôn tìm cách đạt được phước hạnh và mục đích Chúa theo lý lẽ và khả năng thiên nhiên của mình. Dân Do Thái đã làm gì? Họ cố đạt được phước hạnh và mục đích Chúa theo ý tưởng thiên nhiên của mình. Do Thái giáo theo kinh Talmud được thành lập ở Yavneh bởi Ra-bi Johanan ben Zakkai không phải Do Thái giáo theo kinh Torah, mà là Do Thái giáo khác. Đó là sản phẩm từ ý tưởng thiên nhiên của các ra-bi, phát triển ở các thế kỷ sau đó bởi các ra-bi như Akiva và giáo sĩ khác, cuối cùng được Rambam đánh giá lại như tôn giáo kiểu Aristotelian, và thậm chí còn hơn thế nữa.
Người Do Thái biết mình khác các dân tộc còn lại, song họ không biết tại sao. Thật kinh ngạc khi Alan Ginsberg,* thi sĩ Do Thái từ phong trào Beatnuk ở Mỹ (tôi thường thấy ông quanh New York), nói với chúng ta rằng ông theo Phật giáo. Những người Do Thái không tin Chúa, họ đi đến Bức Tường Than Khóc (Wailing Wall)** ở Jerusalem, và bắt đầu khóc ngay cả cho dù họ không tại sao. Họ biết điều nào đó song không phân biệt nó là gì, và thậm chí họ còn không nhận ra tại sao mình biết. Hãy nghĩ về người Do Thái chưa được cứu như loại người tái phạm tội (backslider). Giao ước mới trong Giê-rê-mi 31:31 không được thực hiện với Hội Thánh, mà cho nhà Giu-đa và nhà Y-sơ-ra-ên. Họ đã phá vỡ giao ước đó. Dân Do Thái đã tái phạm tội.
*Allen Ginsberg (03.6.1926-05.4.1997) là thi sĩ Mỹ gốc Do Thái, một trong các thủ lãnh của Beatnik era (gồm cả Beat Generation), phong trào thịnh hành từ thập niên 1950 đến giữa thập niên 1960 nhằm phô bày các khía cạnh hời hợt của văn học thập niên 1950. ND.
**Wailing Wall, hay Western Wall, hoặc Ha-Kotel Ha-Ma'aravi (Do Thái) - al-Buraaq (Ả Rập) phần còn sót lại của tường chắn Herodian. Bức tường cao 19m, là địa điểm linh thiêng của dân Do Thái. ND.
Khi ai đó được tái sanh, rồi họ rời khỏi Chúa Jesus, và trở lại thế gian, cuộc đời họ có thể không bao giờ còn bình thường hoặc như trước nữa. Họ không còn phù hợp bởi họ biết điều nào đó là sai, nó ăn mòn linh hồn họ mọi lúc, nhưng họ nhận ra đó là gì. Người Do Thái biết có điều đang ăn mòn linh hồn họ, song không biết là gì. Các ra-bi ngỡ rằng mình biết, nhưng họ lại chẳng đồng ý với nhau về điều đó. Tôi từng nói chuyện nhiều giờ bằng tiếng Hê-bơ-rơ với vị hội trưởng các ra-bi Do Thái giáo Chính Thống ở thành phố Leeds, và làm chứng cho ông. Ông là người tuyệt vời với kiến thức phong phú, song lại rất kém hiểu biết.
Gia-cốp luôn dùng mưu để cố đạt được mục đích, phước hạnh, gia tài bằng quỷ kế của mình, và vẻ mặt ông luôn kiêu căng. Người Do Thái cũng vậy. Bất kể thứ gì người Do Thái cố gắng, vẻ mặt họ sẽ vênh váo.
-
Trở Về Đất Hứa
Chỉ có một nơi người Do Thái sẽ được an toàn, và đó không phải là đất Israel. Dân Do Thái không bao giờ an toàn trong đất Israel; đó là nơi dễ bị tổn thương về mặt chiến lược. Chắc chắn những thảm họa Do Thái lớn nhất trước Holocaust (Đức Quốc Xã giết chết hàng triệu dân Do Thái), là sự kiện năm 70 AD, và cuộc nổi dậy của Bar Kochba thế kỷ thứ hai,* tương đương với Holocaust. Đó là loại tương xứng với hủy diệt hàng loạt, thế nhưng lại xảy ra ở đất nước họ. Nơi duy nhất người Do Thái sẽ được an toàn là trong lòng bàn tay của Đấng Mê-si họ, Yeshua (Chúa Jesus).
*Sự kiện năm 70 AD là việc phá hủy Đền Thờ Jerusalem. Cuộc nổi dậy Bar Kochba (132-136) do Ra-bi Simon Bar Kochba lãnh đạo bắt đầu năm 132 chống lại Đế Quốc La Mã. Cuối cùng Bar Kochba bị giết trong trận chiến năm 135. Theo Dio Cassius, ít nhất nửa triệu người Do Thái bị giết chết. ND.
Rất nhiều tổ chức tuyên bố rằng dân Do Thái có thể được phước hạnh bằng việc mang họ trở lại Israel. Người Do Thái sẽ không về Israel vì phước hạnh của Chúa. Chỉ có cách duy nhất Đức Chúa Trời có thể ban phước cho dân Do Thái, tương tự như cách Ngài ban phước cho bất kỳ ai: Qua đức tin vào Đấng Mê-si. Bởi trước hết Phúc Âm sẵn sàng
dành cho họ, hậu quả vì việc từ chối cũng giáng trên họ đầu tiên (Rôm. 9-11). Giê-rê-mi 30 nói về “kỳ tai hại của Gia-cốp” (Giê. 30:7). Dân Do Thái trở về Israel vì “kỳ tai hại của Gia-cốp.”
Ẩn dụ hoặc hình ảnh về ban đêm trong Thánh Kinh là ẩn dụ về Cơn Đại Khổ Nạn. Chúa Jesus nói Ngài sẽ đến như kẻ trộm (Khải 3:3; 16:15). “Hỡi người canh, đêm thể nào? Hỡi người canh, đêm thể nào?” (Ês. 21:11). “Hoặc canh hai, canh ba, chủ trở về, nếu thấy đầy tớ như vậy thì phước cho họ?” (Lu. 12:38). “Trong khi còn ban ngày, Ta phải làm trọn những việc của Ðấng đã sai Ta đến; tối lại, thì không ai làm việc được” (Gi. 9:4). Những nữ đồng trinh khôn ngoan có dầu trong đèn mình để soi sáng ban đêm (Mat. 25:1-13). Gia-cốp nhận lấy phước hạnh lúc nào? Vào cuối đêm, lúc đã rạng đông (Sáng 32:24-32). Người Do Thái đã vật lộn với Đức Chúa Trời, và họ sẽ tiếp tục vật lộn cho đến khi kết thúc đêm trường.
5. “Gia-cốp” Đấu Với “Y-sơ-ra-ên”
Thánh Kinh cho biết sự khác nhau giữa “Y-sơ-ra-ên” và “Gia-cốp.” Suốt Kinh Thánh chúng ta thấy tên “Israel” và “Gia-cốp” được sử dụng vào các thời điểm khác nhau. Tại sao Đức Chúa Trời gọi họ bằng cả hai tên? “Israel” đã bị tan vỡ. Ga-la-ti nói về Israel của Đức Chúa Trời—ngay cả Dân Ngoại cũng được ghép vào Israel bởi đức tin ở một số ý nghĩa, nhưng “Gia-cốp” là dân Do Thái ở tình trạng chưa tan vỡ—tên họ chưa được thay đổi. Phước hạnh dành cho “Israel,” lời hứa thì cho “Gia-cốp.”
Đức Chúa Trời không thể phá vỡ lời hứa Ngài với dân Do Thái, nhưng họ sẽ không bao giờ nhận lời hứa đó trong lúc họ còn được gọi là “Gia-cốp,” họ sẽ chỉ có khi được gọi là “Israel.” Khi Đức Chúa Trời nhìn dân Do Thái, Ngài thấy gì? “Israel ư?” Không, Chúa thấy “Gia-cốp.” Khi Đức Chúa Trời nhìn vào tín nhân Do Thái, Ngài thấy “Israel.”
“Gia-cốp” được nhân cách hóa và tiêu biểu cho dân Do Thái. Theo ý nghĩa nào đó toàn bộ cuộc đời lâu dài của ông là để chuẩn bị cho yếu tố nầy. Không phải Áp-ra-ham bắt đầu Israel, không phải Y-sác bắt đầu Israel, mà là Gia-cốp—mười hai chi phái đến từ ông. Gia-cốp đưa ra lời tiên tri ở Sáng Thế Ký 49 cho dân Do Thái mà việc phê chuẩn bao gồm cả toàn bộ lịch sử và chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho mọi người, đặc biệt là dân Do Thái, mở rộng ra tất cả đường đến Khải Huyền. Khi chúng ta đọc Kinh Thánh về lịch sử các chi phái Israel, họ đã làm gì, những gì xảy ra với họ, họ kinh nghiệm được gì, tất cả đều kết thúc với điều Gia-cốp tiên đoán. Toàn bộ cuộc đời ông là sự chuẩn bị cho những gì ông sẽ làm vào lúc cuối rốt, và toàn bộ lịch sử Israel là sự chuẩn bị cho những gì họ sẽ làm vào lúc sau cùng. Toàn bộ cuộc đời ông là sự chuẩn bị cho lời tiên tri nầy. Mọi việc là chuẩn bị cho sự kiện tột đỉnh nầy. Có lẽ ông đã mất nhiều phút. Hãy tưởng tượng Đức Chúa Trời chuẩn bị cho ai đó mười phút mục vụ? Nhưng mười phút mục vụ đó xoay quanh tương lai toàn bộ lịch sử tiên tri.
Đối với dân Do Thái cũng sẽ tương tự như vậy. Lời hứa thì cho “Gia-cốp,” phước hạnh dành cho “Israel.” Ngay chính vào lúc cuối cùng tất cả sẽ tạo nên ý nghĩa cho Hội Thánh và dân Do Thái, rồi họ sẽ biết tại sao. Cơ Đốc nhân đầu tiên là người Do Thái, và
bất kể những gì chúng ta nghe, Cơ Đốc nhân cuối cùng cũng sẽ là người Do Thái. Đức Chúa Trời sẽ ban phước cho Hội Thánh qua người Do Thái trước khi Ngài đến; mọi sự chuẩn bị cho thế giới vì điều đó. Đây là khuôn khổ để nhìn xem Khải Huyền đoạn 7.
-
Lời Tiên Tri Của Gia-cốp
“Gia-cốp gọi các con trai mình lại và nói rằng: Hãy hội lại đây, cha sẽ nói những điều phải xảy đến cho các con ngày sau.”
“Hỡi các con trai Gia-cốp, hãy hội lại mà nghe; nghe lời Y-sơ-ra-ên, cha của các con. Hỡi Ru-bên! Con là trưởng nam của cha, sức lực cha, và đầu tiên sự mạnh mẽ cha; vốn có sự tôn trọng và quyền năng tót chúng. Con sôi trào như nước, nên sẽ chẳng phần hơn ai…”
(Người đầu sẽ là rốt, kẻ rốt sẽ trở nên đầu).
“Vì con đã lên giường cha. Con lên giường cha bèn làm ô làm dơ đó.”
(Tội lỗi của cha đã truyền lại cho con trai, chỉ thập tự giá mới có thể phá vỡ nó).
“Si-mê-ôn và Lê-vi là anh em ruột. Thanh gươm chúng nó thật khí giới hung tàn.”
(Đây là bởi những gì họ đã làm khi giết những người đó, ngay cả dù cơn giận của họ có lý do đúng).
“Cầu cho tâm hồn cha chớ có đồng mưu, vinh hiển cha chớ hiệp cùng hội họ; vì họ đã giết người trong cơn giận dữ, cắt nhượng bò đực vì ý riêng mình.”
(Nếu họ là những người đơn thuần bị tác động bởi cơn phẫn nộ chính đáng thì đó là một việc, nhưng khi ai đó với tính khí tồi tệ chỉ tìm cớ để làm thì lại là việc khác. Họ chỉ tìm cớ họ cần để tiếp tục con đường chiến tranh. Những anh hùng chiến tranh vĩ đại lại là người yêu thích hòa bình).
“Ðáng rủa sả thay cơn giận dữ họ, vì thật là hung mạnh! Ðáng rủa sả thay khí giận họ, vì dữ dằn thay! Ta sẽ phân chia họ ra trong nhà Gia-cốp, tan lạc họ trong dân Israel.”
(Và một lần nữa lịch sử các chi phái lại diễn ra).
“Hỡi Giu-đa! các anh em sẽ khen ngợi con, tay con chận cổ quân nghịch, các con trai cha sẽ quỳ lạy trước mặt con. Giu-đa là một sư tử tơ; hỡi con! Con bắt được mồi rồi tha về. Nó sụm gối, nằm khác nào sư tử đực, như sư tử cái; há ai dám khiến ngồi lên?”
(Nơi đây nói về sư tử của Giu-đa).
“Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Ðấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng phục Ðấng đó. Người buộc lừa tơ mình vào gốc nho, lừa con mình vào nhành nho tốt nhất. Người giặt áo xống mình vào rượu nho, cùng lấy huyết nho lau áo tơi mình. Mắt người đỏ vì cớ rượu, răng nhiều trắng vì cớ sữa.”
“Sa-bu-lôn sẽ ở nơi gành biển, tức là nơi có tàu đậu,”
(Đó là đất họ nhận được khi Giô-suê chiếm lấy đất hứa).
“...bờ cõi người chạy về hướng Si-đôn. Y-sa-ca là một con lừa mạnh mẽ, nằm nghỉ giữa chuồng; thấy rằng sự yên ổn là tốt lành, và đất đai đẹp lắm thay. Người đã rùn vai vác gánh nặng, phải vâng phục những điều sưu dịch.”
“Ðan sẽ xử đoán dân chúng mình, như một trong các chi phái Y-sơ-ra-ên. Ðan sẽ là một con rắn trên đường, một con rắn lục trong chốn nẻo cùng, cắn vó ngựa, làm cho kẻ cỡi phải té nhào. Hỡi Giê-hô-va! tôi trông ơn chửng cứu của Ngài.”
(Tất cả đều chỉ về Chúa Jesus).
“Y-sa-ca là một con lừa mạnh mẽ.”
“Còn Gát sẽ bị một đạo binh xông đánh, nhưng người xông đánh lại và đuổi theo.” “Do nơi A-se có thực vật ngon, người sẽ cung cấp mỹ vị cho các vua.”
“Nép-ta-li là nai cái thả chuồng, nói bày nhiều lời văn hoa.”
“Giô-sép là chồi của cây tươi tốt, mọc gần bên suối nước; nhành nhánh phủ bao trên ngọn tường. Kẻ cầm cung đã ghẹo chọc người, bắn tên vào, và hãm đánh; nhờ tay Ðấng Toàn Năng của Gia-cốp, nên cung người vẫn bền chắc.”
“Nhờ Ðấng Chăn Chiên, là Ðá của Y-sơ-ra-ên, nên hai tay người thêm mạnh. Ðức Chúa Trời của cha sẽ giúp đỡ con; Ðấng Toàn Năng sẽ ban phước cho con, tức là phước lành ở chốn trời cao xuống, cùng phước lành ở nơi vực rộng thẳm lên, phước lành của vú, và của lòng mẹ. Phước lành cha chúc cho con vượt lần lên cao hơn các phước lành của tổ phụ cha, cho đến các chót núi đời đời: Các phước nầy sẽ ở nơi đầu Giô-sép,”
(Ông là điển hình của Đấng Mê-si). “nơi trán của chúa các anh em mình.” (Một lần nữa ông tiêu biểu cho Chúa).
“Bên-gia-min là một con chó sói hay cấu xé; ban mai đi đánh chết mồi, chiều phân chia mồi đã được.”
(Hội Thánh đầu tiên bằng cách nào đó thấy đây là lời tiên tri về Phao-lô, rằng buổi sáng ông là con sói đói nuốt mồi, như cách đầu tiên ông bắt bớ Hội Thánh, song sau cùng ông phân chia mồi đã được bằng việc mang phước hạnh và lương thực cho con dân Chúa sau khi ông tin nhận Ngài).
“Các người đó là đầu trưởng của mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên; và đó là lời của cha họ nói đang khi chúc phước cho, chúc một lời phước riêng cho mỗi người vậy. ”
(Họ diễn lại lịch sử về những gì ông nói).
“Ðoạn, người ra lịnh cho các con trai mà rằng: Cha sẽ về nơi tổ tông, các con hãy chôn cha chung cùng tổ phụ, nơi hang đá tại đồng ruộng Ép-rôn, người Hê-tít, tức là hang đá ở trong đồng Mặc-bê-la, ngang Mam-rê, thuộc về xứ Ca-na-an, mà Áp-ra-ham đã mua làm mộ địa luôn với đồng ruộng của Ép-rôn. Ấy nơi đó, người ta đã chôn Áp-ra- ham và Sa-ra, vợ người; Y-sác và Rê-be-ca, vợ người; mà lại nơi đó cha cũng đã chôn
Lê-a nữa. Cái đồng ruộng cùng hang đá ở tại đó đã mua của dân họ Hếch vậy. Khi trối mấy lời nầy cho các con mình xong, thì Gia-cốp để chân vào giường lại, rồi tắt hơi, được về cùng tổ tông mình” (Sáng 49:1-33).
Đúng ngay chính vào lúc cuối đời khi ông đặt tất cả lại cùng nhau. Mọi sự ông trải nghiệm thành công ngay vào lúc cuối cùng. Với dân Do Thái cũng sẽ là như vậy. Thảm sát Holocaust, tòa án dị giáo, Cựu Ước, Tân Ước, Hội Thánh đầu tiên; Sáng đoạn 49 sẽ có ứng nghiệm cuối cùng theo cách nào đó trong Khải Huyền đoạn 7 và 14. Chính vào lúc cuối cùng tất cả sẽ đến cùng nhau, nhưng chì đến khi mọi lời tiên tri trong Sáng Thế Ký đoạn 49 được hoàn thành.
-
Sự Quan Trọng Của Giu-đa
Lời tiên tri quan trọng nhất là Giu-đa. Ngoại trừ tình huống với Ta-ma (Sáng 38), Giu-đa luôn độc đáo và tốt lành. Giu-đa hướng dẫn các chi phái qua đồng vắng trong hình thể quanh Hòm Giao Ước. Đó là Giu-đa đã cầu xin các anh em thương xót Giô-sép, cùng cách mà Chúa Jesus kêu gọi thương xót người Do Thái (Sáng 37:26). “Hết thảy dân chúng đều đáp rằng: Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi!” (Mat. 27:25), và Chúa Jesus phán: “Lạy Cha, xin tha cho họ” (Lu. 23:34).
“Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Ðấng Si-lô hiện tới” (Sáng 49:10a).
Hết lần nầy đến lần khác văn học Talmud nói với chúng ta “Đấng Si-lô” là Đấng Mê-si; Do Thái giáo hiểu theo cách đó.
“Ðức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy ghi người nầy trong những kẻ không có con cái, trong những kẻ cả đời không thạnh vượng; vì con cháu nó sẽ không một người nào thạnh vượng, ngồi ngai Ða-vít và cai trị trong Giu-đa nữa” (Giê. 22:30)
Vua Đa-vít từ chi phái nào? Giu-đa.
Trong Sa-mu-ên, Đa-vít được hứa ông sẽ không bao giờ thiếu người ngồi trên ngôi Đa-vít (II Sam. 7:16). Do Thái giáo có vấn đề lớn giải thích thể nào Đức Chúa Trời giữ lời hứa nầy ngày nay. Thuyết Do Thái Anh (Anglo-Israelism) hiện cố gắng nói rằng ngôi Đa-vít là chính thể quân chủ và Hoàng Gia Anh Quốc (Great Britain). Điều nầy đến khi có thủ tướng người Do Thái, và sẽ xảy ra trong thế kỷ vừa qua. Luôn có một số loại dòng dõi Đa-vít, ngay cả lúc bị gián đoạn trong Thời Kỳ Lưu Đày (Captivity). Người vương quốc Hasmoneus, là hậu duệ của Mác-ca-bê đã cố lập thầy Tế Lễ Thượng Phẩm là vua. Nhưng vua cần phải là hậu duệ của Đa-vít, và thầy tế lễ cần phải là hậu duệ A-rôn. Bởi bất kỳ đòi hỏi nào người cuối cùng có thể là hậu duệ Đa-vít phải kết thúc ở triều đại Hê- rốt Đại Đế. Mẹ của Hê-rốt là người Mô-áp, còn ông thuộc loại cải đạo sang Do Thái giáo, nhưng về phương diện văn hóa, ông cơ bản là người Rô-ma hơn là Do Thái.
“Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa… cho đến chừng Ðấng Si-lô hiện tới.” Vâng, cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa—Đấng Si-lô phải đến. Đấng Mê-si phải đến trước khi kết thúc dòng dõi Đa-vít.
Đức Chúa Trời hứa với Đa-vít Ngài sẽ luôn ban cho hậu duệ trên ngôi. Phải chăng có một hậu duệ? Không, trừ phi trên thiên đàng Chúa Jesus ngự trên ngôi Đa-vít như Tân Ước cho biết (Hêb. 8:12; 12:2). Hoặc là Đấng Si-lô—Đấng Mê-si—về thuộc linh đã đến và ngự trên ngôi Đa-vít (và Ngài sẽ tể trị lần nữa trong Thiên Hy Niên), hay Kinh Thánh thì sai và Đức Chúa Trời phá vỡ lời hứa của Ngài. Đây là một trong những khúc Kinh Thánh mà văn học Talmud và luận giải của các ra-bi cần đi bước rất dài để vượt qua. Họ mắc phải vấn đề lớn, song chúng ta biết có Sư Tử Giu-đa, Ngài hiện ngự trên ngôi Đa-vít, nhà Đa-vít sẽ được phục hồi ở Jerusalem, và Chúa Jesus sẽ tể trị nơi đó.
-
Các Chi Phái
Trong Sáng Thế Ký 49:3-4, Ru-bên là con đầu lòng của Lê-a, song lại nhận ưu tiên cuối cùng; nơi ân huệ dành cho Giô-sép, đặc quyền tế lễ thuộc Lê-vi, vương vị về tay Giu-đa. Ru-bên thì “bất trị, như nước không thể kiểm soát được” chẳng còn nghi ngờ gì nữa Ru-bên phạm tội với Bi-la, vợ lẽ cha mình (Sáng 35:22). Đây chính xác là những gì đã xảy ra. Trưởng nam không nhận được vương vị, ân huệ, hay dòng dõi tế lễ. “Song có nhiều kẻ ở đầu sẽ nên rốt” (Mat. 19:30).
Si-mê-ôn và Lê-vi là con trai thứ nhì và thứ ba của Lê-a. Họ giết hết thảy người nam ăn năn, chịu phép cắt bì gần Si-chem (Sáng 34), vì vậy họ không có của thừa kế. Dòng Lê-vi không được cho gì hết, và người Si-mê-ôn bị chi phái Giu-đa nuốt chửng: “Ta sẽ phân chia họ ra trong nhà Gia-cốp, tan lạc họ trong dân Y-sơ-ra-ên” (Sáng 49:7). Đó là những gì đã xảy ra trong lịch sử. Đó là lời tiên tri theo nghĩa đen thật sự hoàn thành như dự đoán. Vấn đề là họ giết hết thảy người nam ăn năn, chịu phép cắt bì. Khi chúng ta thấy những Cơ Đốc nhân vẫn giữ mãi hận thù, không chịu tha thứ cho người thật sự ăn năn, việc đó sẽ làm tổn thương họ còn hơn cả người họ không tha thứ.
Giu-đa là con trai thứ tư của Lê-a. Giu-đa nhận được lời khen ngợi và “Yehuda” (Yehuda là tên khác của Giu-đa) phải làm với lời khen ngợi đó. Ông có quyền trưởng nam và phẩm cách xuất chúng, nắm giữ vương quyền cùng dòng dõi Đa-vít trước lúc cây phủ việt (vương trượng) dời đi, khi Đấng Si-lô đến (tham khảo trong Ê-xê-chi-ên 21:27).
Rồi có Sa-bu-lôn, con trai thứ năm của Lê-a, người “sẽ ở nơi gành biển, tức là nơi có tàu đậu” (Sáng 49:13). Gia-cốp đề cập đến dân Si-đôn, ở Quan Xét đoạn 5 chúng ta thấy điều nầy ứng nghiệm sau đó ở Bài Ca Đê-bô-ra trong chiến trận đánh với Si-sê-ra.
Y-sa-ca là con trai thứ sáu của Lê-a và ông là “chamor”—con lừa: “một con lừa mạnh mẽ” (Sáng 49:14). Ông mạnh mẽ và bướng bỉnh, nhưng chịu mang ách: “Người đã rùn vai vác gánh nặng, phải vâng phục những điều sưu dịch” (Sáng 49:15). Bởi vì quá lười biếng, ông quy phục kẻ xâm lược Ca-na-an hơn là chiến đấu; đó là Y-sa-ca.
Có Đan, con trai đầu của Bi-la, con rắn độc gây điều khủng khiếp (Sáng 49:16-18).
Lại có Gát, con trai đầu của Xinh-ba, con đòi của Lê-a. Nòi giống Do Thái không chỉ là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp qua vợ họ là Lê-a và Ra-chên. Ý tưởng về việc có cuộc hôn nhân Levirate, hoặc mẹ thay thế. Đức Chúa Trời không đơn giản quan tâm đến
nòi giống về thể chất; Ngài chú trọng đến đức tin đối với tất cả hậu duệ Áp-ra-ham. Gát là đạo binh hay đoàn quân, một lực lượng quân sự hùng mạnh tin cậy Chúa.*
*Hôn nhân Levirate (Levirate marriage) là phong tục của dân Do Thái cổ, rằng một người có thể phải lấy vợ góa của anh em trai mình, nếu những người nầy chết mà chưa có con trai nối dõi. Mẹ thay thế (surrogate motherhood) là người phụ nữ sanh con thay cho người khác không có khả năng sinh sản. ND.
A-se là con trai thứ hai của Xinh-ba, liên quan đến lúa mì, rượu vang và dầu.
Nép-ta-li là con trai thứ hai của Bi-la “nói bày nhiều lời văn hoa” hay “tin kính” (Sáng 49:21), như chúng ta thấy ở Quan 5:18 trong tính cách của những người “chẳng tiếc sự sống mình cho đến chết” (Khải 12:11).
Rồi có Giô-sép, con trai đầu lòng của Ra-chên, người là “chồi của cây tươi tốt” (Sáng 49:22), như “Ép-ra-im” có nghĩa “hưng vượng bằng hai,” “Giô-sép” nghĩa là “Đức Chúa Trời sẽ rửa hay thêm.” Người có những tính cách của Chúa Jesus, đó là suối nguồn sự sống. Trong câu 22 Người là Nước Hằng Sống; ở câu 23 Lời Người giống như những mũi tên, đến câu 24 Người là Đấng Chăn Chiên; vào câu 25 Người được giúp đỡ bởi Cha mình—“El Shaddai (Đấng Toàn Năng)” và các việc khác liên quan đến Chúa Jesus xảy ra với ông. Những điều xảy ra với Giô-sép được phô bày ra trong Chúa Jesus.
Một lần nữa, Hội Thánh đầu tiên chứng kiến Bên-gia-min được ứng nghiệm trong Phao-lô (Sáng 49:27). Ru-bên, Gát và nửa chi phái Ma-na-se, như được ám chỉ đã không vượt qua sông Giô-đanh. Họ muốn phước hạnh của Đức Chúa Trời ở nơi đây. Các chi phái đã tồn tại ngay cả sau khi mười chi phái phía Bắc bị bắt làm phu tù.
-
Ứng Dụng Những Đặc Điểm Của Các Chi Phái
Tín nhân có đặc điểm của mười hai chi phái đó. Một số tín nhân có các tính cách của Giô-sép. Một số người giống Chúa Jesus rất nhiều, và họ là mẫu mực cho số còn lại chúng ta. Khi chúng ta thấy những Cơ Đốc nhân giống như vậy, các anh em họ không thích họ. Lý do tại sao những người trung tín lại không được ưa thích ở Hội Thánh là bởi vì họ bị xem như kẻ yếu đuối, nhút nhát (wimps), điều mà họ không có, như khi tôi thấy người nào đó giống Chúa Jesus hơn tôi, tôi cảm thấy mình có tội, mình bị kết án.
Có những tín nhân giống như Bên-gia-min: Họ không bắt đầu tốt đẹp, nhưng họ kết thúc cách tuyệt vời.
Có tín nhân giống người Ru-bên, dân Gát, và nửa chi phái Ma-na-se: Họ muốn đời sống tốt đẹp, tiện nghi nơi đây và bây giờ ở thế gian nầy; họ không muốn vượt qua sông Giô-đanh và đi đến chiến tranh, mà không nhận ra rằng dù thế nào đi nữa họ sẽ phải vượt qua sông Giô-đanh và đi đến chiến tranh, nhưng họ có thể sẽ mất đi phước hạnh nếu muốn đời sống dễ dàng. Có rất nhiều tín nhân muốn đời sống dễ dàng. Các con trai của Gia-cốp dạy điều gì đó về chúng ta. Gia-cốp biết con trai mình. Ông có thể tiên đoán chúng sẽ thích gì—không chỉ dân Do Thái, mà cả mười hai trưởng lão khác, cùng hậu duệ của mười hai Sứ Đồ trong Khải Huyền đoạn 4.
Những gì xảy ra thật thú vị khi chúng ta đặt tên những con trai nầy bên cạnh nhau trong tiếng Hê-bơ-rơ. Đan bị đuổi ra bởi thờ phượng con bò vàng và xử đoán dân sự, chứ không thờ phượng Đức Chúa Trời, được bù đắp vào vì Giô-sép có hai con trai để tạo nên mười hai người tương tự.
“Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét” (Mat. 7:1). “Giu-đa”—“kẻ xưng tội hay người ca ngợi Đức Chúa Trời.”
“Ru-bên”—“nhìn vào con trai.” “Gát”—“đồng hành.”
“A-se”—“được phước.”
“Nép-ta-li”—“đấu tranh hoặc vật lộn với.” “Ma-na-se”—“lãng quên.”
“Si-mê-ôn”—“lắng nghe hoặc vâng phục.” “Lê-vi”—“bám vào hay gia nhập.”
“Y-sa-ca”—“phần thưởng.”
“Sa-bu-lôn”—“nhà ở nơi phát triển.” “Giô-sép”—“sẽ được thêm vào.” “Bên-gia-min”—“con trai tay hữu.”
Một trong các sự khác biệt giữa khoa chú giải Thánh Kinh Hy Lạp và Do Thái là khoa chú giải Thánh Kinh Hy Lạp có “điều nầy hoặc điều kia,” nhưng ở khoa chú giải Thánh Kinh Do Thái (không phải của ra-bi), có thể có cả hai. Bất kể họ là gì trong thuật ngữ về tổ chức hay nhân chủng học, Khải Huyền 14 mô tả tính cách và bản chất những người nầy: Nhóm người ca ngợi Đức Chúa Trời đang nhìn vào Con, Đấng được Ngài ban phước và đang đấu tranh với sự lãng quên. Dân Do Thái đã quên giao ước. Họ đang “lắng nghe và vâng phục” trong tính cách của Si-mê-ôn, đang bám vào phần thưởng được hứa về nhà ở đời đời sẽ được thêm vào cho họ bởi chính Tay Hữu của Con Đức Chúa Trời. Dù thế nào đi nữa Kinh Thánh cũng mô tả 144.000 người nầy. Các tên Hê-bơ-rơ cũng định rõ tính cách họ là một đơn vị hợp nhất.
-
Kết Thúc Từ Lúc Ban Đầu
Tất cả các loại sách sẽ cho bạn biết “điều nầy,” “điều nọ” và “việc kia,” tôi không nói với bạn bất kỳ điều gì ngoài những gì tôi đã nói nơi đây: Chìa khóa là ở Sáng Thế Ký đoạn 49. “Hãy đóng ấn sách nầy cho đến kỳ cuối cùng” (Đa. 12:4). Vào thời điểm thích hợp, Đức Thánh Linh sẽ chỉ ra chính xác điều nầy nghĩa là gì, nhưng cho đến giờ tôi biết những gì Ngài đang phán. Hãy nhìn vào Gia-cốp, hãy xem Sáng 49, hãy quên đi các chú giải Cơ Đốc, hãy trở lại với Sáng Thế Ký. Trong kinh Tanakh nói gì? “Ta (Đức Chúa Trời) đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên” (Ês. 46:10).
Rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, và đã nói từ thuở xưa những sự chưa làm nên.
Hãy ghi nhận đó là “từ thuở xưa” Đức Chúa Trời công bố những sự chưa làm nên.
Ngài rao sự cuối cùng từ buổi ban đầu.*
*Tanakh (Tanach, Tenach) là bộ Kinh Thánh Hebrew gồm ba phần: Torah (Ngũ Kinh Môi-se), Neviim, nghĩa là Ngôn Sứ, và Ketuvim, nghĩa là Văn Chương. Tanakh còn gọi là Mikra, hay Miqra. ND.
Hãy nghĩ về Kinh Thánh tựa ổ bánh mì chưa được cắt, hai đầu ổ bánh giống nhau, phải không? Sáng Thế Ký và Khải Huyền đi cùng nhau. Có mười hai con trai Gia-cốp, mười hai dấu trong Sáng đoạn 49 và chúng ta có gì trong Khải đoạn 6? Huyết của A-bên kêu gọi công lý. Huyết của những người tuận đạo kêu gọi sự xét đoán ở Khải 6:9-11. Có người phụ nữ trên trời trong khải tượng của Giô-sép ở Sáng Thế Ký và chúng ta có gì ở Khải đoạn 12? Chúa rao sự cuối cùng từ buổi ban đầu.
Sự sáng tạo và tạo vật mới chiếu sáng, tương trợ cho nhau giữa Giăng và Sáng Thế Ký; sự sáng tạo và tái tạo (re-creation) trong Khải Huyền cũng vậy. Sáng Thế Ký là “Sự Sáng Tạo,” Giăng là “Tạo Vật Mới,” nhưng Khải Huyền là “Sự Tái Tạo.” Chìa khóa là ở Sáng Thế Ký. Toàn bộ Thánh Kinh thì ở trong Sáng Thế Ký. Toàn bộ lịch sử Do Thái và lịch sử Hội Thánh bị trói buộc trong Sáng Thế Ký đoạn 49 theo cách nào đó. “Ta đã rao sự cuối cùng từ buổi đầu tiên.” Tất cả đều tùy thuộc vào anh chàng Gia-cốp nầy.
-
Tại Sao Lại Chọn Gia-cốp?
Trong tất cả người vĩ đại ở thế gian, mọi người nam tuyệt vời của Kinh Thánh, tại sao Đức Chúa Trời lại chọn kẻ âm mưu, lừa đảo, mánh khóe, một tên “thông minh lanh lẹ,” và sắp đặt toàn bộ kế hoạch cứu rỗi cùng lịch sử của Ngài cho thế giới trên anh chàng nầy? Tại sao tất cả người tốt lành ở đất nước nầy, những kẻ sanh ra trong quốc gia nầy, người có thể đứng lên nơi đây thực hiện công việc tốt hơn tôi nhiều, mà Đức Chúa Trời lại nhặt lấy kẻ nghiện ma túy từ đường phố New York và mang đến Anh Quốc? Ai có thể trả lời cho các câu hỏi đó? Cách duy nhất mà thậm chí tôi có thể bắt đầu hiểu, đó là kẻ thua cuộc chẳng có gì để khoe khoang, ngoại trừ ân điển của Đức Chúa Trời.
Dân Do Thái là một quốc gia, và là đất nước của những kẻ thua cuộc. Họ đã mất hết mọi sự, ngoại trừ một điều: Lời hứa của Đức Chúa Trời. Đó là điều họ không mất. Họ đã mất con trẻ, và họ đã mất đi niềm hy vọng mình. Hãy đến Israel. Chủ nghĩa Si-ôn là ước mơ của họ. Ngày nay họ nhận visa rời Israel đi Hoa Kỳ. Người Nga đến đó vì họ không thể nhận visa để đi Mỹ, hoặc Canada. Mọi sự dân Do Thái cố thử đều vô ích.
Trung tâm văn hóa và khoa học thế kỷ 19 là Đức, nhưng ai ở trung tâm đó? Những người Do Thái Đức (German Jews). Dù tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn, Karl Marx là người Do Thái Đức, Sigmund Freud là người Do Thái Đức, khoa học gia Steinmetz là người Do Thái Đức. Họ nghĩ mình là những nhà tri thức và người đúc nặn đã tạo nên khoa học hiện đại. Mọi người theo sau tư tưởng họ, nhưng nó quay sang chống lại họ. Họ mất mọi sự. Hitler đến và thật sự nói: “Chỉ có hai loại chủng tộc thượng đẳng: Do Thái và Đức. Chúng ta tìm xem ai sẽ đi đến đỉnh.” Người Do Thái mất mọi thứ ở thảm họa Holocaust, vì vậy họ đến Israel, và giờ đây họ sẽ mất tất cả.
Dân Do Thái đang mất đất, họ mất hy vọng, họ mất chủ nghĩa lý tưởng (idealism) mình. Kẻ chống Chúa Antichrist sẽ vào quốc gia đó và công bố hắn là Đấng Mê-si, người Do Thái sẽ bị lừa dối và phản bội bởi chính các ra-bi họ. Họ mất mọi sự ngoại trừ lời hứa của Đức Chúa Trời. Kế hoạch cứu chuộc của Chúa để cứu rỗi thế gian cùng tương lai Hội Thánh gắn liền với kế hoạch tiên tri và cứu chuộc để cứu rỗi quốc gia Israel.
Tại sao Chúa lại chọn quốc gia như vậy, một quốc gia bé nhỏ? Họ có gì để mà khoe khoang? Có lẽ đó là lý do. Nơi đó quá bé nhỏ. Ngay cả ở thời Đa-vít và Sa-lô-môn họ chưa bao giờ là cường quốc vĩ đại, mà chỉ hùng mạnh ở khu vực. Họ không bao giờ có quyền lực thế giới vĩ đại như Rô-ma, hay Ba-by-lôn, hoặc Ba Tư. (Họ sẽ ở trong Thiên Hy Niên). Những nhà tri thức ư? Đó không phải người Do Thái mà là Hy Lạp, những nhà thông thái của thế giới cổ xưa. Họ chẳng có gì để so sánh với các quyền lực vĩ đại. Thế nhưng Đức Chúa Trời lấy những điều tầm thường, không đáng kể, và Ngài sử dụng.
Những gì xảy ra với người Do Thái cũng sẽ xảy ra với chúng ta. Đầu và đuôi là Hội Thánh và Israel. Chúng ta có thể phân biệt giữa đầu và đuôi, nhưng chúng ta chẳng thể tách rời ra được.
“Hỡi anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng” (I Côr. 1:26).
Đức Chúa Trời không chọn dân Do Thái vì họ là đất nước vĩ đại nhất, Ngài chọn họ bởi họ là quốc gia yếu kém nhất. Chúa không chọn chúng ta vì chúng ta là người tuyệt vời nhất, Ngài chọn tôi bởi tôi là kẻ nghiện ma túy ở New York. Tôi chẳng có gì hết. Hầu hết bạn bè tôi đều chết vì thuốc kích thích.
-
Mọi Sự Sẽ Được Hoàn Thành
Toàn bộ công việc Đức Chúa Trời trong cuộc đời Gia-cốp đều chỉ vào đoạn Kinh Thánh nầy, Sáng Thế Ký đoạn 49, rồi Ngài kết thúc. Sáng Thế Ký đoạn 49, Khải Huyền đoạn 7—nó sẽ phải xảy ra. Lời tiên tri đó sẽ được ứng nghiệm. Thời sẽ đến theo cách nào đó khi mục đích Chúa cho người Do Thái là ánh sáng cho muôn dân sẽ phải xảy ra.
Ben-Gurion nói,* người Do Thái phải là ánh sáng cho các nước, họ phải có kiểu mẫu chủ nghĩa xã hội trong kinh tế và chính phủ mình mà Dân Ngoại muốn bắt chước. Nhưng thời sẽ đến khi họ là ánh sáng cho các mước, khi họ có ánh sáng của Đấng Mê-si mình. Họ đã mất tất cả ngoại trừ lời hứa của Đức Chúa Trời. Nếu Chúa có thể phá vỡ lời hứa Ngài với Gia-cốp, hãy cho tôi lý do tốt để Ngài phải giữ lời hứa Ngài với Hội Thánh.
*David Ben-Gurion (16.10.1886-01.12.1973) là thủ tướng đầu tiên của Israel, sau khi lãnh đạo Israel chiến thắng trận Chiến Tranh Do Thái Ả Rập 1948. David Ben-Gurion được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật quan trọng nhất thế kỷ 20. ND.
Trước khi Chúa Jesus tái lâm, các con trai Gia-cốp sẽ rao giảng Chúa Jesus cho muôn dân. Trước khi Chúa Jesus trở lại, Hội Thánh phải ở trong rắc rối rất nghiêm trọng. Đức Chúa Trời sẽ phục hưng Hội Thánh, nhưng chúng ta biết ai sẽ phục hưng?
“Vì nếu sự dứt bỏ họ ra đã làm sự hòa thuận cho thiên hạ, thì sự họ trở lại trong ân điển há chẳng phải là sự sống lại từ trong kẻ chết sao?” (Rôm. 11:15).
Cho ai? Cho Hội Thánh.
Tôi không biết nó diễn biến thế nào, nhưng tôi nói với bạn rằng Sáng Thế Ký đoạn 49 luôn được ứng nghiệm, và Sáng Thế Ký đoạn 49 sẽ phải được hoàn thành. Dân Do Thái đã mất mọi sự, nhưng họ không mất lời hứa của Đức Chúa Trời.
Chúa ban phước,
James Jacob Prasch.