-
Antichrist là gì?
Đó là việc phủ nhận rằng Chúa Jesus là Đấng Mê-si. Do Thái giáo của các ra-bi là Do Thái giáo sai lạc đã chối bỏ Chúa Jesus là Đấng Mê-si. Thêm vào, Giăng nói bất cứ gì không thừa nhận mối quan hệ Cha-Con thì cũng là antichrist. Ở đền thờ Hồi giáo Vòm Đá trên Núi Đền (Temple Mount) Jerusalem có trích dẫn từ một surah* trong kinh Cô-ran tuyên bố, “Đức Chúa Trời không có con trai.” Hồi giáo phủ nhận mối quan hệ Cha-Con, đó là tôn giáo antichrist. Do Thái giáo của Ra-bi ngày nay – không được nhầm lẫn với Do Thái giáo của Môi-se và các tiên tri – cũng là tôn giáo antichrist.
*Surah, cũng gọi là sura (số nhiều là suwar) là chương trong kinh Cô-ran, kinh thánh của người Hồi giáo, gồm có 114 suwar. Mỗi surah được phân chia thành những câu (verses) giống như Kinh Thánh. ND.
Có lịch sử khủng khiếp về “Cơ Đốc nhân” bài Do Thái (anti-Semitism). Điều nầy thật đáng buồn, tuy nhiên, con người thì sa ngã, phạm tội: Ở Israel ngày nay, người Do Thái theo Chính Thống giáo hoàn toàn có khả năng làm cho người không phải Do Thái (non-Jews) những gì mà kẻ bài Do Thái đã và vẫn làm ngày nay; thậm chí họ còn làm tồi tệ hơn với Cơ Đốc nhân Do Thái, những người mà họ đang cố gắng trục xuất trở lại nước Nga. Thật là các tội ác khủng khiếp gây ra chống lại người Do Thái nhân danh Đức Chúa Jesus Christ, nhưng tôn giáo sai lầm là tôn giáo sai lầm bất kể dưới chiêu bài nào, mang lốt vỏ gì: Hồi giáo, Công giáo La Mã, Ấn Độ giáo, lời dạy của Ra-bi Do Thái giáo – tất cả họ đều là antichrist.
Maimonides, còn gọi là Rambam (1135-1204), vị Ra-bi vĩ đại nhất dạy: “Dân Ngoại với chúng ta không có chiến tranh. Một người không được trực tiếp gây ra cái chết của họ, nhưng cấm cứu họ nếu họ sắp phải chết. Ví dụ, nếu ai thấy người ngoại rơi xuống biển, không được kéo hắn lên, bởi vì trong Lê-vi Ký 19:16 chép rằng, “...chớ lập mưu kế nghịch sự sống của kẻ lân cận mình,” và người ngoại đó chẳng được xem là kẻ lân cận mình – Yad ha-chazaka, Luật về Giết Người và Bảo Vệ Sự Sống (Laws of Murder and Protection of Life). Ngẫu nhiên Maimonides, người viết ra điều nầy là bác sĩ y khoa. Từ ngữ tương tự dùng cho “kẻ lân cận” được sử dụng ở Lê-vi Ký 19:18 trong cụm từ nổi tiếng cho biết, “hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình” song những gì được bảo cho người Do Thái, đó là vì Dân Ngoại không thật sự là kẻ lân cận, họ phải bị để cho chết.
Chúng ta hãy tiếp tục, Maimonides cũng nói, “Một người không được phép chữa lành Dân Ngoại, ngay cả để được trả tiền. Nhưng nếu bác sĩ Do Thái sợ họ, hoặc nếu có quan tâm về việc khơi dậy sự thù nghịch, bác sĩ Do Thái có thể chữa bệnh, nhưng không được miễn phí.” Yad ha-chazaka, Luật về Thờ Lạy Hình Tượng (Laws of Idolatry) đoạn 10 câu 2. Joseph Caro, người biên soạn ra Shulchan Aruch,* hoặc hệ thống hóa luật pháp Do Thái, nói rằng: “Bởi bất kỳ nhu cầu nào trong việc sinh con, phụ nữ được xem như người bệnh mà sự sống đang bị lâm nguy vì họ có thể bị vi phạm ngày Sa-bát, chẳng hạn như thắp sáng cây nến; một người không được trợ giúp phụ nữ chẳng phải Do Thái trong việc sinh sản vào ngày Sa-bát.” Shulchan Aruch, hoặc Hayim, Luật Sa-bát 330:1, 2.
*Shulchan Aruch, nghĩa đen là đặt, bày bàn ăn (set table), được nhiều cộng đồng Do Thái khác nhau biết đến như “Bộ Luật Do Thái.” Có nhiều bộ luật (code) pháp lý, nhưng Shulchan Aruch là tham khảo và biên soạn được chấp nhận rộng rãi nhất của luật Do Thái mà Joseph Caro viết năm 1563 và xuất bản tại Venice hai năm sau đó. ND.
Hafetz Hayim, (còn được gọi là Israel Meir Ha Cohen, 1838-1933), người sáng lập Avodat Israel, và chuyên gia về halakha - luật Do Thái – thế kỷ thứ 20, soạn thảo tỉ mỉ về tiết mục trước đó trong chú giải mình, Mishnah Berurah, nghĩa là “làm rõ về Mishnah,” ông nói: “Một người không được trợ giúp phụ nữ ngoại bang việc sinh sản, ngay cả để nhận tiền công; vì các ngày trong tuần, người ta trợ giúp họ việc sinh sản chỉ để tránh sự thù địch, và Magen Abraham (Khiên của Áp-ra-ham, là chú giải về Shulchan Aruch) viết rằng, thậm chí nơi lo ngại có sự thù địch, một người chỉ được phép hoạt động khi không vi phạm ngày Sa-bát; và tôi muốn bạn biết để có thể được chấp nhận (nghĩa đen là chính
đáng, đàng hoàng hơn), các bác sĩ Do Thái càng không tuân theo điều nầy chút nào, vì mỗi ngày Sa-bát họ đi qua nhiều dặm đường để chữa bệnh Dân Ngoại, họ viết toa thuốc cá nhân, hoặc chuẩn bị dược phẩm; nhưng họ không có luật Do Thái để căn cứ vào những hành động như điều trị hoặc kê toa thuốc cho người bệnh ngoại bang. Vì ngay cả nếu được phép vi phạm lệnh cấm của các ra-bi để phòng ngừa sự thù địch từ Dân Ngoại, người ta chắc chắn không vi phạm lệnh cấm của các ra-bi, vì họ bị xem như kẻ cố tình vi phạm về ngày Sa-bát – Đức Chúa Trời tha thứ cho họ.” Trong cột song song mang tên “ha” hoặc “halakha,” tác giả của Mishnah Berurah cho biết thêm, “Luật tương tự cũng áp dụng cho người Hồi giáo (nghĩa đen là dân Ích-ma-ên) và ngay cả với dân Karites (người Do Thái không chấp nhận kinh Torah b'al pei - luật truyền khẩu). Mọi người đồng ý rằng người ta không thể vi phạm lệnh cấm của các ra-bi về ngày Sa-bát để cứu sự sống họ.”
*Mishnah Berurah (Lời Dạy Dễ Hiểu) là công trình về halakha (luật Do Thái) của Ra-bi Yisrael Meir Kagan (Ba Lan, 1838-1933). Mishnah Berurah là chú giải về Orach Chayim, đề cập đến luật về cầu nguyện, nhà hội Do Thái, ngày Sa-bát, và ngày lễ. ND.
Trên thực tế và may mắn thay là hầu hết dân Do Thái và ngay cả người Do Thái Chính Thống giáo ôn hòa đều không tin thứ giáo điều buôn bán đáng ghét như vậy. Song ở hình thức Chính Thống giáo cực đoan, quá khích của nó mà theo nghĩa đen tin vào giáo điều như vậy, đây là thứ tôn giáo phân biệt chủng tộc mù quáng từ hố của Địa Ngục. Nó không chỉ chối bỏ Đấng Mê-si, mà thậm chí còn rủa sả Ngài. Nó cầu nguyện người Do Thái thành tín nào nhận Chúa Jesus là Đấng Mê-si, và họ là dân sót thành tín thật của Israel sẽ bị xóa tên khỏi Sách Sự Sống. Đức Chúa Trời đã gọi Do Thái giáo Ra-bi là tôn giáo antichrist, và Chúa Jesus gọi nó là nhà hội quỷ Sa-tan. Văn học riêng của chúng bày tỏ rằng nó, kẻ phân biệt chủng tộc, cũng không kém phần cuồng tín và thấp hèn như Hội Thánh Công giáo La Mã, hoặc bất kỳ kẻ nào khác tuyên bố là Cơ Đốc nhân và phạm tội ác chống lại dân Do Thái; chúng không tốt hơn và chẳng khác hơn các hình thức bội đạo Cơ Đốc giáo, những kẻ bài Do Thái trải nhiều thế kỷ đã bắt bớ và giết hại vô số người Do Thái vô tội. Song ngay cả ở các trạng thái ôn hòa hơn, Do Thái giáo của các ra-bi cũng đẩy dân giao ước Đức Chúa Trời khỏi Đấng Mê-si, Đấng Cứu Chuộc của mình.
Mọi người đều đã phạm tội và tất cả thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời – tôi không quan tâm điều Đại Sứ Quán Cơ Đốc Quốc Tế (International Christian Embassy) nói,** những gì Những Người Bạn Cơ Đốc của Israel (Christian Friends of Israel) trình bày, hay việc mà J. Rawlings bảo; họ đều sai lầm. Những người ấn hành các tác phẩm văn học có thiện cảm với Do Thái giáo ngày nay không biết mình nói về gì; họ chẳng có ý tưởng nào về kinh Talmud của Do Thái thật sự là chi.*** Đó là Đấng Mê-si Do Thái giáo ứng nghiệm kinh Torah (Ngũ Kinh Môi-se), đó là Do Thái giáo có giá trị ngày nay, và đó là những tín nhân Do Thái trong Chúa Jesus (Yeshua), Đấng Công Bình bởi họ được sự công bình mà Đấng Mê-si quy cho. Một lần nữa, Chúa Jesus nói với chúng ta cách chính xác những gì kinh Talmud giả mạo mà các ra-bi Do Thái giáo đưa ra: Đó là “nhà hội của quỷ Sa-tan” làm cho lầm đường lạc lối những linh hồn quý báu Do Thái xa khỏi sự cứu rỗi thật sự từ Đấng Mê-si họ, để vào nơi đoán phạt đời đời của Sa-tan.
**International Christian Embassy (ICE) được thành lập năm 1980 bởi các Cơ Đốc nhân Tin Lành để bày tỏ sự ủng hộ Quốc Gia Israel và dân Do Thái, đặc biệt là ban hành Luật Jerusalem của chính phủ Israel, cùng phản đối việc đóng cửa các sứ quán ngoại quốc ở Jerusalem (Isarel đặt thủ đô mình tại Jerusalem, bị các nước Hồi giáo phản đối). ND.
***Christian Friends of Israel (CFI) là mục vụ quốc tế của Cơ Đốc nhân Tin Lành có trụ sở chính hợp pháp ở Jerussalem. CFI gồm các Cơ Đốc nhân trên toàn thế giới yêu thương, muốn thể hiện tình bạn, và lập trường hiệp nhất với Israel dựa trên nền tảng Thánh Kinh. CFI có chi nhánh ở các thành phố lớn của Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, vân vân. ND.
Chúng ta phải phân biệt giữa tôn giáo và những người bị mắc kẹt trong tôn giáo. Tôi yêu thương người Công giáo La Mã, và bởi vì yêu thương họ tôi ghét giáo hội Công giáo La Mã. Tôi yêu thương người Hồi giáo, và bởi vì yêu thương họ tôi ghét đạo Hồi. Tôi yêu thương người Do Thái, và bởi vì yêu thương người Do Thái tôi ghét ra-bi Do Thái giáo, đó không phải là Do Thái giáo Môi-se; và như chúng ta sẽ thấy, họ biết đó không phải là Do Thái giáo của Môi-se.
Giờ đây, tôi sẽ bắt đầu đem lại cho bạn cái nhìn toàn cảnh về những gì các giáo sĩ Do Thái đã nói về Chúa Jesus. Nếu bạn làm chứng cho người Do Thái, điều mà các ra-bi dạy họ là: “Dân Ngoại lấy Kinh Thánh chúng ta rồi bóp mép để tạo ra dường như Kinh Thánh nói về Chúa Jesus, nhưng nếu đọc ngữ cảnh gốc của Kinh Thánh Do Thái, anh em thấy Kinh Thánh không nói về Chúa Jesus, và tất cả họ nhận được đều sai trật.” Họ cũng có thể cho bạn một số lập luận khá thuyết phục về vấn đề đó. Những gì tôi sẽ cung cấp cho bạn nơi đây là lý lẽ, là sự kiện, nhưng lý lẽ, sự kiện nầy chỉ có thể phục vụ cho một mục đích: Để làm suy yếu, để hủy hoại lập luận đó. Bạn có thể tỏ ra cho họ chỉ điều nầy: Không phải Dân Ngoại hay Cơ Đốc nhân bóp mép Kinh Thánh, vì đây không phải là các ý tưởng hoàn toàn xa lạ với tư tưởng Do Thái mà không ra-bi nào tin; trên thực tế, các giáo sĩ Do Thái thừa nhận việc giải thích Kinh Thánh nầy của Cơ Đốc nhân. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm, thế không có nghĩa rằng họ sẽ tin, bởi vì họ có thể luôn luôn chỉ ra cho bạn một số chalaka, Midrash,* hay Talmud khác, hoặc vài chú giải của ra-bi cho biết đó không có nghĩa là những gì bạn nói. Đây được biết như pilpul,** là cách mà các giáo sĩ Do Thái đưa ra để tranh luận về chalaka, xuất phát từ chữ Hê-bơ-rơ “la lechet” nghĩa là “đi (to walk)” hoặc cách mà bạn sống cuộc đời mình.
*Chalaka, luật Do Thái dựa trên lời giải thích Kinh Thánh của các ra-bi. Midrash, tiếng Hê-bơ-rơ, số nhiều là midrahim, có nghĩa “điều tra” hoặc “nghiên cứu,” là phương pháp giảng giải Thánh Kinh. Từ ngữ nầy cũng liên quan đến toàn bộ việc sưu tập tài liệu giảng dạy Thánh Kinh. ND.
**Pulpil, thuật ngữ Do Thái chỉ phương pháp nghiên cứu kinh Talmud mà các ra-bi dùng để phân tích văn bản trong nỗ lực để giải thích sự khác biệt về khái niệm giữa các phán quyết khác nhau hoặc để hòa giải mâu thuẫn rõ ràng trình bày từ các bài đọc. ND.
Khi Kinh Thánh cho biết ở phần cuối của Bài Giảng Trên Núi, dân chúng thật kinh ngạc bởi vì Chúa Jesus dạy “như có quyền phép, chớ chẳng như các thầy thông giáo và người Pha-ri-si,” nghĩa là Chúa Jesus không tham gia vào cái được gọi là “pilpul.” Ngài chỉ đơn giản nói, “Đây là những gì Đức Chúa Trời phán,” và không tham gia vào cách soi mói, bới lông tìm vết của việc tuân thủ luật pháp cách tuyệt đối, bởi vì đó là con đường vô tận chẳng dẫn đến nơi đâu cả. Chúa ám chỉ loại dạy dỗ nầy như “men” và cảnh báo các môn đồ phải “giữ mình cẩn thận về men của người Pha-ri-si.” Chúa Jesus sử dụng Midrash, cách của người Do Thái dùng giải thích Kinh Thánh, nhưng theo luật đạo đức và như vậy Ngài sẽ không tham gia vào pilpul – với một ngoại lệ. Phao-lô cũng từ chối tham gia vào pilpul, với ngoại lệ tương tự: Khi Chúa và Phao-lô sử dụng để khiêu khích người Pha-ri-si và Sa-đu-sê xung đột với nhau. Ví dụ, Chúa Jesus biết người Pha-ri-si tin vào sự sống lại, còn người Sa-đu-sê thì không; vì vậy Ngài nói: “Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, thế Ngài là Đức Chúa Trời của người sống hay kẻ chết?” Chúa biết rằng điều nầy sẽ bắt đầu khiến họ cãi nhau. Đó như thể Chúa trêu chọc họ, để chỉ ra tất cả bọn họ thì lố bịch, buồn cười dường nào. Ở bất kỳ tình huống nào, đây là trường hợp duy nhất Chúa tham gia vào pilpul, với mục đích làm cho người Sa-đu-sê và Pha-ri-si chống lại nhau.
Một lần nữa, họ sẽ luôn có thể tìm thấy lời giải thích nào đó từ các ra-bi để nói rằng đoạn văn không cần thiết phải có ý nghĩa như bạn nói, điều duy nhất bạn có thể làm là tỏ ra rằng họ không thể ném quan điểm của chúng ta ra ngoài cửa sổ. Kinh Thánh Tân Ước được người Do Thái trước tác, Chúa Jesus là người Do Thái, các Sứ Đồ là người Do Thái, Cơ Đốc nhân đầu tiên là người Do Thái, và Cơ Đốc nhân cuối cùng cũng sẽ là người Do Thái. Lý do duy nhất mà tín nhân không phải người Do Thái trong Chúa, trong Tin Lành Ngài, và trong Tân Ước, là người Do Thái đó đã trước tác Tân Ước và dạy họ rằng Chúa Jesus là Đấng Mê-si. Không ai có thể phủ nhận sự kiện lịch sử đó, mặc dù một số người Do Thái sẽ cố để khẳng định Cơ Đốc giáo là sản phẩm của Dân Ngoại.
Chúa Jesus Trong Kinh Talmud* - Antichrist là gì?
- Category: Sermons in Vietnamese
Article Index
Page 2 of 4