Cùng với mọi sứ mạng truyền giáo khác cho người Do Thái, điều gây đau đớn và khiến tôi lo lắng, đó là có rất nhiều Cơ Đốc nhân, những người có tấm lòng với dân Do Thái và đất nước Israel, lại nhầm lẫn việc yêu thương dân Do Thái với yêu thương chính phủ Israel; hoặc nghiêm trọng hơn, họ ngộ nhận việc yêu thương dân tộc Do Thái với yêu thương tôn giáo của các giáo sĩ (Ra-bi) Do Thái, mà giờ đây được gọi là Do Thái giáo (Judaism). Chúng ta hãy xem Chúa Jesus đã nói gì về tôn giáo nầy, hãy ghi nhớ rằng Do Thái giáo của các nhà hội ngày nay không có bất kỳ ý nghĩa nào giống với Do Thái giáo của thời Môi-se và Ngũ Kinh (Torah).
Một cách để hiểu Do Thái giáo hiện đại là phải so sánh tôn giáo đó với Công giáo La Mã (Roman Catholicism) hay Chính Thống giáo Đông Phương (Eastern Orthodoxy): Những Hội Thánh đó xưng mình là Cơ Đốc, nhưng nếu ai đọc Kinh Thánh Tân Ước thì rõ ràng nhanh chóng nhận ra rằng không phải tất cả họ đều là Cơ Đốc nhân; đúng hơn là nhà thờ được xây dựng phần lớn từ các truyền thống ngoại đạo; có rất ít, hoặc không có điều gì được làm từ những lời dạy nguyên thủy của Chúa Jesus và các Sứ Đồ. Đây là tôn giáo đến dưới chiêu bài Cơ Đốc giáo, mang danh “Hội Thánh Cơ Đốc,” nhưng không có lẽ thật nào từ những gì Chúa Jesus đã dạy. Cũng vậy, Do Thái giáo ngày nay chẳng có ý nghĩa nào tương tự như tôn giáo được dạy dỗ bởi Môi-se.
Chúng ta sẽ nói về điều đó sau, nhưng giờ đây chúng ta hãy xem Khải Huyền 2:9, “Ta biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng), và những lời gièm pha của kẻ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải, chúng nó vốn thuộc về hội quỷ Sa-tan.” Sứ điệp nơi đây được nghe lại ở Rô-ma đoạn 2 và sách Giê-rê-mi: “Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì” (Rôm. 2:28). Ngay cả kinh Talmud cũng thừa nhận ai là người Do Thái thuộc nhân chủng học hay di truyền sẽ biết Đấng Mê-si mình nếu là dân Giu-đa thật sự, hoặc người Do Thái chính tông (in heart). Chúa Jesus gọi thứ Do Thái giáo mà chối bỏ Đấng Mê-si mình là “nhà hội của quỷ Sa-tan (synagogue of Satan).” Khi bạn đi ngang qua đại sảnh (Kingdom Hall) của Chứng Nhân Giê-hô-va (Jehovah's Witness), đó là nơi của quỷ Sa-tan; khi bạn đi ngang đền thờ Hồi giáo, đó cũng là nơi của quỷ Sa-tan; khi bạn làm theo Hội Thánh Công giáo La Mã, đó là nơi của quỷ Sa-tan; khi bạn đi ngang qua đền thờ Ấn Độ giáo, đó là nơi của quỷ Sa-tan; và không ít nhà hội Do Thái giáo cũng là nơi của quỷ Sa-tan.
Có điều gì đó ở các giáo đường Chính Thống giáo được gọi ha bierkat ha minim,* mà họ bảo là phước hạnh, nhưng thực tế là sự rủa sả. Cũng có cái được biết đến trong nghi thức tế lễ ở nhà hội Do Thái gọi là shmona asrey.** Chúa Jesus được gọi là Yeshu, thay vì Yeshua; họ rút ngắn tên Chúa thành một từ viết tắt có nghĩa “Nguyện tên hắn bị xóa đi” (May His name be blotted out).*** Họ cầu nguyện rằng kẻ ngoại giáo (minim), thuật ngữ chung dành cho những người bất đồng ý kiến về thần học trong cộng đồng Do Thái, bao gồm các tín nhân Do Thái tin Chúa Jesus là Đấng Mê-si, sẽ bị xóa đi khỏi Sách Sự Sống (Book of Life). Vì vậy, đối với các Cơ Đốc nhân Do Thái, thật rất rối ren, lúng túng khi thấy những tín hữu ở trong các tổ chức chuộng Do Thái (philo-Semitic) và thuộc loại như vậy, tôn cao Do Thái giáo cùng bắt tay với các ra-bi. Họ nhìn xem những Cơ Đốc nhân khác đứng trên bục giảng và diễn thuyết như thể Do Thái giáo là tốt lành, còn Hồi giáo thì xấu xa. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào, nếu người anh em trong Đấng Christ của bạn đứng trên bục giảng vào Lễ Lều Tạm (Feast of Tabernacles) hay lễ nào tương tự như vậy, bắt tay và phát biểu thay mặt cho những kẻ vừa cầu nguyện rằng tên bạn cùng tên các con của bạn sẽ bị xóa đi khỏi Sách Sự Sống?
*Birkat ha-Minim, tiếng Do Thái có nghĩa “phước hạnh trên kẻ dị giáo” là lời rủa sả Do Thái với kẻ ngoại giáo (minim). Ngày nay người ta thường đánh giá Birkat ha-Minim có lẽ bao gồm cả Cơ Đốc nhân Do Thái trước khi Cơ Đốc giáo rõ ràng trở thành tôn giáo của dân ngoại. ND.
**Shmoneh Esreh, cũng được gọi là Amidah, hay Tefilat HaAmidah, một trong “Mười Tám” (giờ đây là Mười Chín) phước hạnh, là lời cầu nguyện chính yếu của nghi lễ Do Thái giáo. ND.
*** Nguyên văn acronym là từ ngữ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ (ví dụ như UNESCO, NATO, LASER, vân vân). ND.
I Giăng 2:22-23, “Ai là kẻ nói dối, há chẳng phải kẻ chối Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Christ sao? Ấy đó là kẻ địch lại Ðấng Christ, tức là kẻ chối Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con. Ai chối Con, thì cũng không có Cha: ai xưng Con, thì cũng có Cha nữa.” Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy lời tiên tri về Antichrist (kẻ địch lại Ðấng Christ); rồi Giăng nói có nhiều antichrist, sau đó từ cả hai, chúng ta nhìn xem những gì có thể được gọi là “linh của Antichrist (the spirit of Antichrist).”