Di Sản Của Gia-cốp - Hoàn Thành Mục Đích Của Đức Chúa Trời

Article Index

  • Hoàn Thành Mục Đích Của Đức Chúa Trời

    Một lần nữa, tôi sẽ chỉ ra rằng Đức Chúa Trời cũng ban phước cho Ê-sau. Tôi không ám chỉ Chúa yêu thương người Do Thái hơn các dân Ả-rập. Tôi chỉ đang nói đến việc tuyển chọn của Đức Chúa Trời như công cụ cứu rỗi của Ngài—đó là tất cả.

    “Ta không thể tự mình làm nổi việc gì; Ta xét đoán theo điều Ta nghe, và sự xét đoán Ta là công bình, vì Ta chẳng tìm ý muốn của Ta, nhưng tìm ý muốn của Ðấng đã sai Ta” (Giăng 5:30).

    Chúa Jesus nói Ngài không làm việc gì theo ý riêng Ngài. Chúa Jesus có thể hóa bánh nuôi năm ngàn người bởi Ngài là Đức Chúa Trời. Chúa Jesus có thể chữa lành bệnh cho đoàn dân vì Ngài là Đức Chúa Trời, và nhiều Cơ Đốc nhân suy nghĩ sai lầm rằng Chúa Jesus làm những việc đó vì Ngài là Đức Chúa Trời, nhưng không phải như vậy— Chúa Jesus làm những việc đó bởi quyền năng Đức Thánh Linh. Ngài mang lấy hình tôi tớ, chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ (Phi-líp 2:6). Chúa tự bỏ đi đặc quyền của thần tánh Ngài, và không bao giờ sử dụng quyền năng thiên thượng. Nếu dùng quyền năng thiên thượng, Chúa sẽ hành động trong xác thịt. Động cơ thì đúng, nhưng hành động Ngài sẽ không được đề xướng bởi Đức Thánh Linh. Trong Lu-ca 5:17, “quyền phép (dunamis) Chúa ở trong Ngài để chữa lành các bịnh.”

    Chúng ta cầu nguyện cho ai đó ra khỏi xe lăn (nếu chúng ta có ân tứ chữa bệnh), tại sao một số người khỏi, còn số khác thì không? Chúng ta có thể luôn cầu nguyện, xức dầu cho người bệnh, và xin Đức Chúa Trời chữa lành họ, nhưng nếu chúng ta phải nói: “Nhân danh Chúa Jesus, hãy ra khỏi chiếc xe lăn đó,” giống như dunamis—“quyền phép” đó dành cho Chúa Jesus trong Lu-ca 5:17 tốt hơn cho chúng ta. Đức Chúa Cha, bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, phải đề xướng nó; nếu không chúng ta đang hành động trong xác thịt. Chúng ta có thể cầu nguyện cho người đó, nhưng khi chúng ta ra lệnh cho họ phải đứng lên và ra khỏi xe lăn, ở hoàn cảnh đó chúng ta đang hành động trong xác thịt. Chúng ta sẽ viện ra mọi loại lý do để lên án người ta: “Bạn chẳng có đức tin,” “Có tội lỗi trong đời sống bạn.” Có thể là đúng, nhưng thường đó là Cơ Đốc nhân hành động trong xác thịt và lên án người khác. Chúa Jesus không sử dụng quyền năng thiên thượng. Chúa có thể có, song chẳng dùng. “Ta không thể tự mình làm nổi việc gì,” Ngài phán.

    Israel như cánh đồng truyền giáo là một ví dụ tốt. Có những tín nhân đến từ mọi nơi trên thế giới, họ yêu Israel, thương mến dân Do Thái, và có ý tưởng lãng mạn và hấp dẫn bởi vì họ thích ý tưởng về lời tiên tri được ứng nghiệm, do vậy họ đi đến đó với kỳ vọng cao. Nhưng tôi sẽ tập họp phần lớn những người nầy từ sáu tháng cuối đến một năm. Một số họ đi đến đó yêu thương người Do Thái (Philo-Semites) và trở về chống lại dân Do Thái (Anti-Semites). Xã hội đó sẽ thật sự thử nghiệm tình yêu bạn dành cho người Do Thái. Sự ngạo mạn của dân chúng có thể thật sự đi đến chỗ bạn.

    Có các lý do về xã hội học cho điều đó: Người Do Thái kiêu ngạo hơn bất kỳ dân tộc nào khác, họ ra đời với các giá trị xã hội được xem như phương cách tốt để là người tư sản trưởng giả. Người Do Thái luôn là thành viên tầng lớp trung lưu và doanh nhân chuyên nghiệp, họ là dân của Đất Hứa. Vì vậy người Do Thái lập ra kibbutz* và các cộng đồng xã hội tương tự cố gắng để đối nghịch với dân Do Thái Diaspora.** Họ ném những phương cách tốt ra ngoài cửa sổ và giúp tạo nên khuôn mẫu xã hội, và đó là lý do họ rất kiêu ngạo (mặc dù sau vẻ kiêu ngạo đó bạn có thể tìm thấy một người rất ấm áp, nồng nhiệt). Nếu lang thang ở đó vài năm bạn sẽ bắt đầu thấy, nhưng nếu chỉ đi đến đó một năm, những gì bạn chứng kiến sẽ khiến bạn chán ghét. Tôi không muốn nói chỉ Dân Ngoại, mà có ý nói thậm chí người Do Thái khác đến đó cũng không thể chịu đựng được.

    * Kibbutz (và Moshav) là cộng đồng nông thôn đặc sắc và thành công nhất trên thế giới phát triển ở trình độ cao tại Israel. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp với hơn nửa diện tích đất là sa mạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn, song Kibbutz và Moshav đã giúp Israel là nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. ND.

    **Diaspora bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa “rải rác, phân tán.” Diaspora là sự di trú của nhóm người có cùng nguồn gốc dân tộc, ra khỏi vùng đất định cư của tổ tiên. Ngoài ra, Diaspora còn ám chỉ đến cảnh tha hương của dân Do Thái sống ngoài vùng đất tổ tiên họ. Ở cách nói hiện đại, Diaspora đề cập đến sự phân tán của những người Do Thái khắp Châu Âu đã trở về quê hương của họ vào năm 1948. ND.

    Khi chúng ta cố gắng để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời—ngay cả nếu đó thật là mục đích Ngài, ngay cả nếu đó là sự kêu gọi của Chúa—trong sức riêng con người chúng ta sẽ không làm được. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sức mạnh con người, song như chúng ta sẽ thấy, sức mạnh con người chúng ta không thể được thừa hưởng cho đến khi Chúa xử lý “con người thiên nhiên” trong đời sống chúng ta.

    “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta và Ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài Ta, các ngươi chẳng làm chi được” (Giăng 15:5).

    Chỉ bằng việc ở trong Chúa Jesus mà chúng ta có thể hoàn thành mục đích thật của Đức Chúa Trời, song con người thiên nhiên thì giống như Gia-cốp: Ông luôn muốn đạt được bằng tài trí, với lòng nhiệt thành và ý tưởng riêng của mình. Hãy ca ngợi Chúa vì động cơ tốt lành, nhưng lại không đủ. Chỉ ở trong Chúa bạn mới có thể làm được. Không chỉ vậy, nhưng rất thường khi Cơ Đốc nhân không thể nói ra sự khác nhau giữa con người thiên nhiên và những gì Đức Chúa Trời đề xướng. Họ không hiểu sự khác nhau giữa điều Đức Thánh Linh hướng dẫn họ làm và những gì họ nghĩ là tốt.

    Hãy nghĩ đến những lần trong Sách Công Vụ, nơi Kinh Thánh cho biết họ ra ngoài làm chứng và rao giảng Tin Lành, nhưng Thánh Linh Đức Chúa Jesus không cho phép họ

    giảng nơi đó (Công 16:7). Nếu ai đó cố đi đến cánh đồng truyền giáo mà Đức Chúa Trời không sai phái, họ sẽ không đến được bất kỳ nơi nào, và Israel là một ví dụ tuyệt vời. Rất nhiều người phải quay về.

    Tôi biết các nhà truyền giáo từng đến với những kẻ săn đầu người ở New Guinea suốt 15-16 năm, nhưng lại phải rời khỏi Israel như người tan vỡ. Tôi biết một quý bà Do Thái—người sống sót cùng em trai và em gái nhỏ sau thảm kịch tiêu diệt người Do Thái của Đức Quốc Xã (Holocaust),* người được cứu ở Thụy Sĩ và mất 20 năm hoặc hơn nữa là nhà truyền giáo đến bộ tộc Bantu ở Angola. Bà có lẽ là người duy nhất biết nói tiếng Yiddish và Swahili (hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào mà họ nói nơi đó). Là tín nhân xinh đẹp, bà cho rằng thà bà trở lại với thổ dân da đen ở Phi Châu còn hơn là với dân tộc Do Thái bà ở Israel, bởi vì họ rất khó khăn.

    *Holocaust, từ tiếng Hy Lạp holokaustos: “holos” là toàn bộ và “kaustos” là thiêu đốt, tiếng Hê-bơ- rơ là “HaShoah” có nghĩa “thảm họa lớn” là thảm họa diệt chủng do Đức Quốc Xã cùng bè phái tiến hành dẫn đến cái chết khoảng 6 triệu người Do Thái, cùng 5 triệu người không phải Do Thái, đưa tổng số nạn nhân thiệt mạng lên đến khoảng 11 triệu người. ND.

    Hãy ca ngợi Đức Chúa Trời về những điều thay đổi ở Israel—Chúa rõ ràng đang làm việc gì đó. Nhưng nếu ai đó đi đến cánh đồng truyền giáo mà Đức Chúa Trời không kêu gọi, bất kể đó là gì, họ sẽ không sống sót. Chúng ta phải ở trong Ngài. Giống như Gia-cốp, chúng ta có thể cố gắng nhiều để làm với sức riêng mình.

  • Copyright © 2024 Moriel - God is my Teacher. All Rights Reserved.

    Maintained by Cybersalt