Chúa Jesus Trong Kinh Talmud*

Cùng với mọi sứ mạng truyền giáo khác cho người Do Thái, điều gây đau đớn và khiến tôi lo lắng, đó là có rất nhiều Cơ Đốc nhân, những người có tấm lòng với dân Do Thái và đất nước Israel, lại nhầm lẫn việc yêu thương dân Do Thái với yêu thương chính phủ Israel; hoặc nghiêm trọng hơn, họ ngộ nhận việc yêu thương dân tộc Do Thái với yêu thương tôn giáo của các giáo sĩ (Ra-bi) Do Thái, mà giờ đây được gọi là Do Thái giáo (Judaism). Chúng ta hãy xem Chúa Jesus đã nói gì về tôn giáo nầy, hãy ghi nhớ rằng Do Thái giáo của các nhà hội ngày nay không có bất kỳ ý nghĩa nào giống với Do Thái giáo của thời Môi-se và Ngũ Kinh (Torah).

Một cách để hiểu Do Thái giáo hiện đại là phải so sánh tôn giáo đó với Công giáo La Mã (Roman Catholicism) hay Chính Thống giáo Đông Phương (Eastern Orthodoxy): Những Hội Thánh đó xưng mình là Cơ Đốc, nhưng nếu ai đọc Kinh Thánh Tân Ước thì rõ ràng nhanh chóng nhận ra rằng không phải tất cả họ đều là Cơ Đốc nhân; đúng hơn là nhà thờ được xây dựng phần lớn từ các truyền thống ngoại đạo; có rất ít, hoặc không có điều gì được làm từ những lời dạy nguyên thủy của Chúa Jesus và các Sứ Đồ. Đây là tôn giáo đến dưới chiêu bài Cơ Đốc giáo, mang danh “Hội Thánh Cơ Đốc,” nhưng không có lẽ thật nào từ những gì Chúa Jesus đã dạy. Cũng vậy, Do Thái giáo ngày nay chẳng có ý nghĩa nào tương tự như tôn giáo được dạy dỗ bởi Môi-se.

Chúng ta sẽ nói về điều đó sau, nhưng giờ đây chúng ta hãy xem Khải Huyền 2:9, “Ta biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng), và những lời gièm pha của kẻ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải, chúng nó vốn thuộc về hội quỷ Sa-tan.” Sứ điệp nơi đây được nghe lại ở Rô-ma đoạn 2 và sách Giê-rê-mi: “Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giu-đa, thì không phải là người Giu-đa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì” (Rôm. 2:28). Ngay cả kinh Talmud cũng thừa nhận ai là người Do Thái thuộc nhân chủng học hay di truyền sẽ biết Đấng Mê-si mình nếu là dân Giu-đa thật sự, hoặc người Do Thái chính tông (in heart). Chúa Jesus gọi thứ Do Thái giáo mà chối bỏ Đấng Mê-si mình là “nhà hội của quỷ Sa-tan (synagogue of Satan).” Khi bạn đi ngang qua đại sảnh (Kingdom Hall) của Chứng Nhân Giê-hô-va (Jehovah's Witness), đó là nơi của quỷ Sa-tan; khi bạn đi ngang đền thờ Hồi giáo, đó cũng là nơi của quỷ Sa-tan; khi bạn làm theo Hội Thánh Công giáo La Mã, đó là nơi của quỷ Sa-tan; khi bạn đi ngang qua đền thờ Ấn Độ giáo, đó là nơi của quỷ Sa-tan; và không ít nhà hội Do Thái giáo cũng là nơi của quỷ Sa-tan.

Có điều gì đó ở các giáo đường Chính Thống giáo được gọi ha bierkat ha minim,* mà họ bảo là phước hạnh, nhưng thực tế là sự rủa sả. Cũng có cái được biết đến trong nghi thức tế lễ ở nhà hội Do Thái gọi là shmona asrey.** Chúa Jesus được gọi là Yeshu, thay vì Yeshua; họ rút ngắn tên Chúa thành một từ viết tắt có nghĩa “Nguyện tên hắn bị xóa đi” (May His name be blotted out).*** Họ cầu nguyện rằng kẻ ngoại giáo (minim), thuật ngữ chung dành cho những người bất đồng ý kiến về thần học trong cộng đồng Do Thái, bao gồm các tín nhân Do Thái tin Chúa Jesus là Đấng Mê-si, sẽ bị xóa đi khỏi Sách Sự Sống (Book of Life). Vì vậy, đối với các Cơ Đốc nhân Do Thái, thật rất rối ren, lúng túng khi thấy những tín hữu ở trong các tổ chức chuộng Do Thái (philo-Semitic) và thuộc loại như vậy, tôn cao Do Thái giáo cùng bắt tay với các ra-bi. Họ nhìn xem những Cơ Đốc nhân khác đứng trên bục giảng và diễn thuyết như thể Do Thái giáo là tốt lành, còn Hồi giáo thì xấu xa. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào, nếu người anh em trong Đấng Christ của bạn đứng trên bục giảng vào Lễ Lều Tạm (Feast of Tabernacles) hay lễ nào tương tự như vậy, bắt tay và phát biểu thay mặt cho những kẻ vừa cầu nguyện rằng tên bạn cùng tên các con của bạn sẽ bị xóa đi khỏi Sách Sự Sống?

*Birkat ha-Minim, tiếng Do Thái có nghĩa “phước hạnh trên kẻ dị giáo” là lời rủa sả Do Thái với kẻ ngoại giáo (minim). Ngày nay người ta thường đánh giá Birkat ha-Minim có lẽ bao gồm cả Cơ Đốc nhân Do Thái trước khi Cơ Đốc giáo rõ ràng trở thành tôn giáo của dân ngoại. ND.

**Shmoneh Esreh, cũng được gọi là Amidah, hay Tefilat HaAmidah, một trong “Mười Tám” (giờ đây là Mười Chín) phước hạnh, là lời cầu nguyện chính yếu của nghi lễ Do Thái giáo. ND.

*** Nguyên văn acronym là từ ngữ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ (ví dụ như UNESCO, NATO, LASER, vân vân). ND.

I Giăng 2:22-23, “Ai là kẻ nói dối, há chẳng phải kẻ chối Ðức Chúa Jêsus là Ðấng Christ sao? Ấy đó là kẻ địch lại Ðấng Christ, tức là kẻ chối Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con. Ai chối Con, thì cũng không có Cha: ai xưng Con, thì cũng có Cha nữa.” Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy lời tiên tri về Antichrist (kẻ địch lại Ðấng Christ); rồi Giăng nói có nhiều antichrist, sau đó từ cả hai, chúng ta nhìn xem những gì có thể được gọi là “linh của Antichrist (the spirit of Antichrist).”


    1. Antichrist là gì?

      Đó là việc phủ nhận rằng Chúa Jesus là Đấng Mê-si. Do Thái giáo của các ra-bi là Do Thái giáo sai lạc đã chối bỏ Chúa Jesus là Đấng Mê-si. Thêm vào, Giăng nói bất cứ gì không thừa nhận mối quan hệ Cha-Con thì cũng là antichrist. Ở đền thờ Hồi giáo Vòm Đá trên Núi Đền (Temple Mount) Jerusalem có trích dẫn từ một surah* trong kinh Cô-ran tuyên bố, “Đức Chúa Trời không có con trai.” Hồi giáo phủ nhận mối quan hệ Cha-Con, đó là tôn giáo antichrist. Do Thái giáo của Ra-bi ngày nay – không được nhầm lẫn với Do Thái giáo của Môi-se và các tiên tri – cũng là tôn giáo antichrist.

      *Surah, cũng gọi là sura (số nhiều là suwar) là chương trong kinh Cô-ran, kinh thánh của người Hồi giáo, gồm có 114 suwar. Mỗi surah được phân chia thành những câu (verses) giống như Kinh Thánh. ND.

      Có lịch sử khủng khiếp về “Cơ Đốc nhân” bài Do Thái (anti-Semitism). Điều nầy thật đáng buồn, tuy nhiên, con người thì sa ngã, phạm tội: Ở Israel ngày nay, người Do Thái theo Chính Thống giáo hoàn toàn có khả năng làm cho người không phải Do Thái (non-Jews) những gì mà kẻ bài Do Thái đã và vẫn làm ngày nay; thậm chí họ còn làm tồi tệ hơn với Cơ Đốc nhân Do Thái, những người mà họ đang cố gắng trục xuất trở lại nước Nga. Thật là các tội ác khủng khiếp gây ra chống lại người Do Thái nhân danh Đức Chúa Jesus Christ, nhưng tôn giáo sai lầm là tôn giáo sai lầm bất kể dưới chiêu bài nào, mang lốt vỏ gì: Hồi giáo, Công giáo La Mã, Ấn Độ giáo, lời dạy của Ra-bi Do Thái giáo – tất cả họ đều là antichrist.

      Maimonides, còn gọi là Rambam (1135-1204), vị Ra-bi vĩ đại nhất dạy: “Dân Ngoại với chúng ta không có chiến tranh. Một người không được trực tiếp gây ra cái chết của họ, nhưng cấm cứu họ nếu họ sắp phải chết. Ví dụ, nếu ai thấy người ngoại rơi xuống biển, không được kéo hắn lên, bởi vì trong Lê-vi Ký 19:16 chép rằng, “...chớ lập mưu kế nghịch sự sống của kẻ lân cận mình,” và người ngoại đó chẳng được xem là kẻ lân cận mình – Yad ha-chazaka, Luật về Giết Người và Bảo Vệ Sự Sống (Laws of Murder and Protection of Life). Ngẫu nhiên Maimonides, người viết ra điều nầy là bác sĩ y khoa. Từ ngữ tương tự dùng cho “kẻ lân cận” được sử dụng ở Lê-vi Ký 19:18 trong cụm từ nổi tiếng cho biết, “hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình” song những gì được bảo cho người Do Thái, đó là vì Dân Ngoại không thật sự là kẻ lân cận, họ phải bị để cho chết.

      Chúng ta hãy tiếp tục, Maimonides cũng nói, “Một người không được phép chữa lành Dân Ngoại, ngay cả để được trả tiền. Nhưng nếu bác sĩ Do Thái sợ họ, hoặc nếu có quan tâm về việc khơi dậy sự thù nghịch, bác sĩ Do Thái có thể chữa bệnh, nhưng không được miễn phí.” Yad ha-chazaka, Luật về Thờ Lạy Hình Tượng (Laws of Idolatry) đoạn 10 câu 2. Joseph Caro, người biên soạn ra Shulchan Aruch,* hoặc hệ thống hóa luật pháp Do Thái, nói rằng: “Bởi bất kỳ nhu cầu nào trong việc sinh con, phụ nữ được xem như người bệnh mà sự sống đang bị lâm nguy vì họ có thể bị vi phạm ngày Sa-bát, chẳng hạn như thắp sáng cây nến; một người không được trợ giúp phụ nữ chẳng phải Do Thái trong việc sinh sản vào ngày Sa-bát.” Shulchan Aruch, hoặc Hayim, Luật Sa-bát 330:1, 2.

      *Shulchan Aruch, nghĩa đen là đặt, bày bàn ăn (set table), được nhiều cộng đồng Do Thái khác nhau biết đến như “Bộ Luật Do Thái.” Có nhiều bộ luật (code) pháp lý, nhưng Shulchan Aruch là tham khảo và biên soạn được chấp nhận rộng rãi nhất của luật Do Thái mà Joseph Caro viết năm 1563 và xuất bản tại Venice hai năm sau đó. ND.

      Hafetz Hayim, (còn được gọi là Israel Meir Ha Cohen, 1838-1933), người sáng lập Avodat Israel, và chuyên gia về halakha - luật Do Thái – thế kỷ thứ 20, soạn thảo tỉ mỉ về tiết mục trước đó trong chú giải mình, Mishnah Berurah, nghĩa là “làm rõ về Mishnah,” ông nói: “Một người không được trợ giúp phụ nữ ngoại bang việc sinh sản, ngay cả để nhận tiền công; vì các ngày trong tuần, người ta trợ giúp họ việc sinh sản chỉ để tránh sự thù địch, và Magen Abraham (Khiên của Áp-ra-ham, là chú giải về Shulchan Aruch) viết rằng, thậm chí nơi lo ngại có sự thù địch, một người chỉ được phép hoạt động khi không vi phạm ngày Sa-bát; và tôi muốn bạn biết để có thể được chấp nhận (nghĩa đen là chính

      đáng, đàng hoàng hơn), các bác sĩ Do Thái càng không tuân theo điều nầy chút nào, vì mỗi ngày Sa-bát họ đi qua nhiều dặm đường để chữa bệnh Dân Ngoại, họ viết toa thuốc cá nhân, hoặc chuẩn bị dược phẩm; nhưng họ không có luật Do Thái để căn cứ vào những hành động như điều trị hoặc kê toa thuốc cho người bệnh ngoại bang. Vì ngay cả nếu được phép vi phạm lệnh cấm của các ra-bi để phòng ngừa sự thù địch từ Dân Ngoại, người ta chắc chắn không vi phạm lệnh cấm của các ra-bi, vì họ bị xem như kẻ cố tình vi phạm về ngày Sa-bát – Đức Chúa Trời tha thứ cho họ.” Trong cột song song mang tên “ha” hoặc “halakha,” tác giả của Mishnah Berurah cho biết thêm, “Luật tương tự cũng áp dụng cho người Hồi giáo (nghĩa đen là dân Ích-ma-ên) và ngay cả với dân Karites (người Do Thái không chấp nhận kinh Torah b'al pei - luật truyền khẩu). Mọi người đồng ý rằng người ta không thể vi phạm lệnh cấm của các ra-bi về ngày Sa-bát để cứu sự sống họ.”

      *Mishnah Berurah (Lời Dạy Dễ Hiểu) là công trình về halakha (luật Do Thái) của Ra-bi Yisrael Meir Kagan (Ba Lan, 1838-1933). Mishnah Berurah là chú giải về Orach Chayim, đề cập đến luật về cầu nguyện, nhà hội Do Thái, ngày Sa-bát, và ngày lễ. ND.

      Trên thực tế và may mắn thay là hầu hết dân Do Thái và ngay cả người Do Thái Chính Thống giáo ôn hòa đều không tin thứ giáo điều buôn bán đáng ghét như vậy. Song ở hình thức Chính Thống giáo cực đoan, quá khích của nó mà theo nghĩa đen tin vào giáo điều như vậy, đây là thứ tôn giáo phân biệt chủng tộc mù quáng từ hố của Địa Ngục. Nó không chỉ chối bỏ Đấng Mê-si, mà thậm chí còn rủa sả Ngài. Nó cầu nguyện người Do Thái thành tín nào nhận Chúa Jesus là Đấng Mê-si, và họ là dân sót thành tín thật của Israel sẽ bị xóa tên khỏi Sách Sự Sống. Đức Chúa Trời đã gọi Do Thái giáo Ra-bi là tôn giáo antichrist, và Chúa Jesus gọi nó là nhà hội quỷ Sa-tan. Văn học riêng của chúng bày tỏ rằng nó, kẻ phân biệt chủng tộc, cũng không kém phần cuồng tín và thấp hèn như Hội Thánh Công giáo La Mã, hoặc bất kỳ kẻ nào khác tuyên bố là Cơ Đốc nhân và phạm tội ác chống lại dân Do Thái; chúng không tốt hơn và chẳng khác hơn các hình thức bội đạo Cơ Đốc giáo, những kẻ bài Do Thái trải nhiều thế kỷ đã bắt bớ và giết hại vô số người Do Thái vô tội. Song ngay cả ở các trạng thái ôn hòa hơn, Do Thái giáo của các ra-bi cũng đẩy dân giao ước Đức Chúa Trời khỏi Đấng Mê-si, Đấng Cứu Chuộc của mình.

      Mọi người đều đã phạm tội và tất cả thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời – tôi không quan tâm điều Đại Sứ Quán Cơ Đốc Quốc Tế (International Christian Embassy) nói,** những gì Những Người Bạn Cơ Đốc của Israel (Christian Friends of Israel) trình bày, hay việc mà J. Rawlings bảo; họ đều sai lầm. Những người ấn hành các tác phẩm văn học có thiện cảm với Do Thái giáo ngày nay không biết mình nói về gì; họ chẳng có ý tưởng nào về kinh Talmud của Do Thái thật sự là chi.*** Đó là Đấng Mê-si Do Thái giáo ứng nghiệm kinh Torah (Ngũ Kinh Môi-se), đó là Do Thái giáo có giá trị ngày nay, và đó là những tín nhân Do Thái trong Chúa Jesus (Yeshua), Đấng Công Bình bởi họ được sự công bình mà Đấng Mê-si quy cho. Một lần nữa, Chúa Jesus nói với chúng ta cách chính xác những gì kinh Talmud giả mạo mà các ra-bi Do Thái giáo đưa ra: Đó là “nhà hội của quỷ Sa-tan” làm cho lầm đường lạc lối những linh hồn quý báu Do Thái xa khỏi sự cứu rỗi thật sự từ Đấng Mê-si họ, để vào nơi đoán phạt đời đời của Sa-tan.

      **International Christian Embassy (ICE) được thành lập năm 1980 bởi các Cơ Đốc nhân Tin Lành để bày tỏ sự ủng hộ Quốc Gia Israel và dân Do Thái, đặc biệt là ban hành Luật Jerusalem của chính phủ Israel, cùng phản đối việc đóng cửa các sứ quán ngoại quốc ở Jerusalem (Isarel đặt thủ đô mình tại Jerusalem, bị các nước Hồi giáo phản đối). ND.

      ***Christian Friends of Israel (CFI) là mục vụ quốc tế của Cơ Đốc nhân Tin Lành có trụ sở chính hợp pháp ở Jerussalem. CFI gồm các Cơ Đốc nhân trên toàn thế giới yêu thương, muốn thể hiện tình bạn, và lập trường hiệp nhất với Israel dựa trên nền tảng Thánh Kinh. CFI có chi nhánh ở các thành phố lớn của Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, vân vân. ND.

      Chúng ta phải phân biệt giữa tôn giáo và những người bị mắc kẹt trong tôn giáo. Tôi yêu thương người Công giáo La Mã, và bởi vì yêu thương họ tôi ghét giáo hội Công giáo La Mã. Tôi yêu thương người Hồi giáo, và bởi vì yêu thương họ tôi ghét đạo Hồi. Tôi yêu thương người Do Thái, và bởi vì yêu thương người Do Thái tôi ghét ra-bi Do Thái giáo, đó không phải là Do Thái giáo Môi-se; và như chúng ta sẽ thấy, họ biết đó không phải là Do Thái giáo của Môi-se.

      Giờ đây, tôi sẽ bắt đầu đem lại cho bạn cái nhìn toàn cảnh về những gì các giáo sĩ Do Thái đã nói về Chúa Jesus. Nếu bạn làm chứng cho người Do Thái, điều mà các ra-bi dạy họ là: “Dân Ngoại lấy Kinh Thánh chúng ta rồi bóp mép để tạo ra dường như Kinh Thánh nói về Chúa Jesus, nhưng nếu đọc ngữ cảnh gốc của Kinh Thánh Do Thái, anh em thấy Kinh Thánh không nói về Chúa Jesus, và tất cả họ nhận được đều sai trật.” Họ cũng có thể cho bạn một số lập luận khá thuyết phục về vấn đề đó. Những gì tôi sẽ cung cấp cho bạn nơi đây là lý lẽ, là sự kiện, nhưng lý lẽ, sự kiện nầy chỉ có thể phục vụ cho một mục đích: Để làm suy yếu, để hủy hoại lập luận đó. Bạn có thể tỏ ra cho họ chỉ điều nầy: Không phải Dân Ngoại hay Cơ Đốc nhân bóp mép Kinh Thánh, vì đây không phải là các ý tưởng hoàn toàn xa lạ với tư tưởng Do Thái mà không ra-bi nào tin; trên thực tế, các giáo sĩ Do Thái thừa nhận việc giải thích Kinh Thánh nầy của Cơ Đốc nhân. Đó là tất cả những gì bạn có thể làm, thế không có nghĩa rằng họ sẽ tin, bởi vì họ có thể luôn luôn chỉ ra cho bạn một số chalaka, Midrash,* hay Talmud khác, hoặc vài chú giải của ra-bi cho biết đó không có nghĩa là những gì bạn nói. Đây được biết như pilpul,** là cách mà các giáo sĩ Do Thái đưa ra để tranh luận về chalaka, xuất phát từ chữ Hê-bơ-rơ “la lechet” nghĩa là “đi (to walk)” hoặc cách mà bạn sống cuộc đời mình.

      *Chalaka, luật Do Thái dựa trên lời giải thích Kinh Thánh của các ra-bi. Midrash, tiếng Hê-bơ-rơ, số nhiều là midrahim, có nghĩa “điều tra” hoặc “nghiên cứu,” là phương pháp giảng giải Thánh Kinh. Từ ngữ nầy cũng liên quan đến toàn bộ việc sưu tập tài liệu giảng dạy Thánh Kinh. ND.

      **Pulpil, thuật ngữ Do Thái chỉ phương pháp nghiên cứu kinh Talmud mà các ra-bi dùng để phân tích văn bản trong nỗ lực để giải thích sự khác biệt về khái niệm giữa các phán quyết khác nhau hoặc để hòa giải mâu thuẫn rõ ràng trình bày từ các bài đọc. ND.

      Khi Kinh Thánh cho biết ở phần cuối của Bài Giảng Trên Núi, dân chúng thật kinh ngạc bởi vì Chúa Jesus dạy “như có quyền phép, chớ chẳng như các thầy thông giáo và người Pha-ri-si,” nghĩa là Chúa Jesus không tham gia vào cái được gọi là “pilpul.” Ngài chỉ đơn giản nói, “Đây là những gì Đức Chúa Trời phán,” và không tham gia vào cách soi mói, bới lông tìm vết của việc tuân thủ luật pháp cách tuyệt đối, bởi vì đó là con đường vô tận chẳng dẫn đến nơi đâu cả. Chúa ám chỉ loại dạy dỗ nầy như “men” và cảnh báo các môn đồ phải “giữ mình cẩn thận về men của người Pha-ri-si.” Chúa Jesus sử dụng Midrash, cách của người Do Thái dùng giải thích Kinh Thánh, nhưng theo luật đạo đức và như vậy Ngài sẽ không tham gia vào pilpul – với một ngoại lệ. Phao-lô cũng từ chối tham gia vào pilpul, với ngoại lệ tương tự: Khi Chúa và Phao-lô sử dụng để khiêu khích người Pha-ri-si và Sa-đu-sê xung đột với nhau. Ví dụ, Chúa Jesus biết người Pha-ri-si tin vào sự sống lại, còn người Sa-đu-sê thì không; vì vậy Ngài nói: “Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, thế Ngài là Đức Chúa Trời của người sống hay kẻ chết?” Chúa biết rằng điều nầy sẽ bắt đầu khiến họ cãi nhau. Đó như thể Chúa trêu chọc họ, để chỉ ra tất cả bọn họ thì lố bịch, buồn cười dường nào. Ở bất kỳ tình huống nào, đây là trường hợp duy nhất Chúa tham gia vào pilpul, với mục đích làm cho người Sa-đu-sê và Pha-ri-si chống lại nhau.

      Một lần nữa, họ sẽ luôn có thể tìm thấy lời giải thích nào đó từ các ra-bi để nói rằng đoạn văn không cần thiết phải có ý nghĩa như bạn nói, điều duy nhất bạn có thể làm là tỏ ra rằng họ không thể ném quan điểm của chúng ta ra ngoài cửa sổ. Kinh Thánh Tân Ước được người Do Thái trước tác, Chúa Jesus là người Do Thái, các Sứ Đồ là người Do Thái, Cơ Đốc nhân đầu tiên là người Do Thái, và Cơ Đốc nhân cuối cùng cũng sẽ là người Do Thái. Lý do duy nhất mà tín nhân không phải người Do Thái trong Chúa, trong Tin Lành Ngài, và trong Tân Ước, là người Do Thái đó đã trước tác Tân Ước và dạy họ rằng Chúa Jesus là Đấng Mê-si. Không ai có thể phủ nhận sự kiện lịch sử đó, mặc dù một số người Do Thái sẽ cố để khẳng định Cơ Đốc giáo là sản phẩm của Dân Ngoại.


    2. Tài Liệu Ra-bi Tuyên Bố Gì Về Chúa Jesus?

      Có một chỗ trong các tác phẩm của ra-bi gọi là Yoma 39b, ở đó giáo sĩ Do Thái giáo dạy rằng trong bốn mươi năm trước khi Đền Thờ bị phá hủy, có việc xảy ra như sau: Vào ngày Yom Kippur, Đại Lễ Chuộc Tội, họ sẽ treo dây hồng điều – có lẽ kết hợp theo cách nào đó với Ê-sai 1:18 – trước Nơi Chí Thánh khi Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đi vào để dâng của tế lễ. Họ tin dây hồng điều nầy sẽ đổi sang màu trắng nếu tội lỗi của dân sự được tha thứ; nếu họ không được tha thứ, sợi dây sẽ vẫn đỏ. Như chúng ta thấy, Đa-ni-ên đoạn 9 cho biết Đấng Mê-si phải đến và chết trước khi Đền Thờ thứ nhì bị phá hủy; Chúa Jesus đã lập lại điều nầy trong Bài Giảng Ô-li-ve (Ma-thi-ơ 24, Lu-ca 21). Thế nhưng các ra-bi dạy, “Trong bốn mươi năm cuối cùng trước khi Đền Thờ bị phá hủy– xảy ra vào khoảng 70 sau Chúa (A.D), sợi dây hồng điều đã không trở nên trắng, ngọn đèn phía Tây Đền Thờ cũng chẳng soi sáng; và cửa Nơi Chí Thánh tự mở tung ra theo cách riêng. Bởi vì bốn mươi năm trước việc phá hủy Đền Thờ, sợi dây hồng điều không bao giờ trở nên trắng, nhưng vẫn còn đỏ.” Đền Thờ thứ nhì đã bị hủy phá năm 70 sau Chúa, khoảng bốn mươi năm trước năm 70 A.D. tức là năm 30 sau Chúa. Nói cách khác, theo Do Thái giáo, từ thời Chúa Jesus cho đến khi Đền Thờ bị phá hủy, tội lỗi của dân sự chưa bao giờ được tha thứ. Họ cố tự biện minh cho mình bằng việc làm, nhưng Ê-sai 64:6 nói rằng mọi việc công bình của chúng ta như áo nhớp – thuật ngữ Hê-bơ-rơ nghĩa đen chỉ “áo nhớp” trong đoạn văn thật ra là so sánh với vải bẩn dùng cho huyết kinh nguyệt – Kinh Thánh sử dụng ngôn ngữ rất thô để mô tả sự công bình của con người và tôn giáo. Sự công bình Đấng Mê-si không thuộc con người, mà là sự công bình thiên thượng qua đức tin trong Chúa Jesus, Đấng Mê-si Do Thái (The Jewish Messiah Yeshua).

      “Suốt bốn mươi năm cuối cùng trước khi Đền Thờ bị phá hủy, Chúa không đến gần, dây hồng điều không trở nên trắng, đèn phía Tây không soi sáng, và các cửa Hekal (Đền Thờ) tự mở tung ra, cho đến khi ra-bi Jochanan ben Zakkai quở trách và nói,* hỡi Hekal, Hekal, cớ sao ngươi hoảng sợ? Ta biết về ngươi, rằng ngươi sẽ bị phá hủy, vì Tiên Tri Xa-cha-ri Ben Ido đã nói tiên tri liên quan đến ngươi, hỡi Li-ban, khá mở các cửa ngươi, cho lửa thiêu nuốt những cây bá hương ngươi!” Trên đây được cho là của ra-bi Jochanan ben Zakkai đã hỏi các cánh cửa tại sao chúng dự đoán sự phá hủy của chính mình.

      *Jochanan ben Zakkai (30 BC-90 AD) nhà hiền triết Do Thái quan trọng vào thời kỳ Đền Thờ Thứ Nhì. Ngôi mộ ông hiện ở Ti-bê-ri-át trong khu an táng Mainmonides. ND.

      Trong Menahot,** cho biết: “Vào buổi sáng, dầu trong những ngọn đèn đã cháy hết. Các thầy tế lễ vào, làm sạch đèn, loại bỏ bấc cũ thay bấc mới, và rót dầu mới vào đèn, chuẩn bị sẵn sàng để thắp cho buổi tối. Tuy ngọn đèn phía Tây mặc dù dầu không nhiều hơn những đèn khác, vẫn tiếp tục cháy cách kỳ diệu cả ngày dài, để đèn thắp vào buổi tối được nhen lửa từ đèn nầy. Rồi ngọn đèn phía Tây được tắt, làm sạch, thay bấc mới, rót dầu vào, và thắp lại. Vậy đèn phía Tây cung cấp lửa để thắp sáng những đèn khác, nhưng là ngọn đèn cuối cùng được làm sạch. Phép lạ nầy đã chứng thực cho Sự Hiện Diện Thiên Thượng ở Israel.”

      **Theo Bách Khoa Tự Điển Do Thái (Jewish Encyclopedia), menahot là luận thuyết trong kinh Talmud, thảo luận các chi tiết chính xác về các loại thịt khác nhau dùng để dâng hiến (meat-offering) nêu ở sách Lê-vi đoạn 2, 6, 7, 23; Dân Số đoạn 5, 6, 28, 29. ND.

      Theo ghi nhận nầy, suốt bốn mươi năm trước khi Đền Thờ bị phá hủy năm 70 sau Chúa, ngọn đèn phía Tây là ngọn đèn thắp sáng các đèn – nói cách khác, Chúa Jesus, Ánh Sáng thật của thế giới – đã ra đi, đó là dấu để chỉ đám mây shekinah rời khỏi. Cũng thể ấy, các cửa ở Nơi Chí Thánh tự mở tung ra; tuy nhiên, dây hồng điều buộc vào cửa Đền Thờ không bao giờ trở nên trắng, chỉ ra tội lỗi của Israel chưa được tha thứ. Điều nầy xảy ra từ khi Chúa Jesus bị đóng đinh đến lúc Đền Thờ bị phá hủy; Yoma 39b.

      Để giúp dễ dàng hiểu biết những gì xảy ra trong Do Thái giáo, tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện về Hai Giáo Sĩ Do Thái: Ngày xưa, có một giáo sĩ Do Thái rất nổi tiếng tên là Ra-bi Hillel. Có hai loại người Pha-ri-si: Một thuộc Trường Hillel – giáo sĩ Do Thái nầy

      – và loại kia là Trường Shammai, thuộc các học viện đào tạo giáo sĩ Do Thái. Họ có các khác biệt nào đó ở sự nhấn mạnh (emphasis) của mình, nhưng là hai trường phái chính của tư tưởng Pha-ri-si. Trường Hillel có số sinh viên tốt nghiệp rất nổi tiếng – Hillel là ông nội của một giáo sĩ rất nổi tiếng, là người kế nhiệm ông, Ra-bi Ga-ma-li-ên. Ra-bi Ga-ma-li-ên được đề cập trong kinh Talmud, nói về ông rằng khi ông qua đời sự công bình sẽ tàn lụn khỏi địa cầu. Kinh Thánh Tân Ước cho chúng ta biết trong Công Vụ đoạn 5, Ga-ma-li-ên nói nếu Chúa Jesus không phải Đấng Mê-si, Cơ Đốc giáo sẽ biến mất, và nếu Cơ Đốc giáo không biến mất thì người Do Thái đang làm việc đối nghịch lại với Đức Chúa Trời. Ra-bi Ga-ma-li-ên từ Trường Hillel liên kết với điều được gọi là Middot của Hillel,* mà Sứ Đồ Phao-lô sử dụng ở các phương pháp giảng dạy của ông. Ga-ma-li-ên có số sinh viên nổi tiếng, một trong số đó là Onkleos, người nổi tiếng dịch Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ ra tiếng A-ram. Ông cũng có hai sinh viên rất nổi tiếng khác, một trong hai người là kẻ mà mỗi người Do Thái kế thừa họ sẽ theo sau, gây cho Do Thái giáo có sự phân rẽ. Người đầu tiên của các sinh viên nầy là Ra-bi Jochanan ben Zakkai, người tôi đã trích dẫn. Khi Đền Thờ bị phá hủy, Ra-bi Jochanan ben Zakkai nói (trong phần diễn giải), “Chúng ta có vấn đề lớn: Chúng ta không thể thực hành đức tin Do Thái mà Môi-se ban cho nữa.” Vào ngày nầy, ở mỗi nhà thờ Do Thái Chính Thống, bạn sẽ tìm thấy từ ngữ của Ichabod:** “Vinh hiển đã lìa khỏi, Shekinah (trụ mây ban ngày che chở, cột lửa ban đêm soi sáng) đã không còn nữa.” Họ biết rất rõ rằng không có Đền Thờ, họ không thể thực hành đức tin của tổ phụ mình. Vào lễ Vượt Qua, theo tiếng Hê-bơ-rơ là Pesach, thay vì sử dụng chiên con (tiếng Hê-bơ-rơ là seder) cho bữa ăn tối lễ Vượt Qua, họ dùng bữa tối kỷ niệm với thịt gà, vì họ không còn Đền Thờ, cũng chẳng có thầy tế lễ.

      *Nguyên văn Middot of Hillel, hay còn gọi là Hillel Hermeneutical Rules (những quy tắc của Hillel chú giải văn bản cổ, đặc biệt về Kinh Thánh). Hillel có 7 quy tắc, Ishmael có 13 quy tắc, và Eliezer ben Jose HaGelili có 32 quy tắc. ND.

      **Y-ca-bốt, con trai Phi-nê-a (cùng với Hóp-ni, là hai con trai của Hê-li), đi theo Hòm Giao Ước Đức Chúa Trời. Cả hai con trai của Hê-li là Hóp-ni và Phi-nê-a đều chết khi Hòm Giao Ước bị quân Phi-li- tin cướp lấy (I Sam. 14:3; 4:10-11, 21). ND.

      Ra-bi Jochanan ben Zakkai có một hội đồng ở Yavne, gần Tel Aviv ngày nay, tại đó các ra-bi đã quyết định như sau: Thay vì thầy tế lễ và người Lê-vi, các ra-bi sẽ là thẩm quyền thuộc linh mới, do đó là lãnh đạo mới của Israel. Cũng vậy, thay vì Đền Thờ thì nhà hội trở thành trung tâm (các nhà hội Do Thái bắt đầu phát triển sau khi bị Lưu Đày ở Ba-by-lôn). Như thế một tôn giáo khác dựa vào truyền thống đã bắt đầu hình thành từ thời điểm đó.

      Có một bạn học của Ra-bi Jochanan ben Zakkai tên là Ra-bi Sau-lơ, người Tạt-sơ – mà một số người thích gọi là Sứ Đồ Phao-lô hơn. Được xem như môn đồ Ga-ma-li-ên; song ông nói Luật Pháp đã được Đấng Mê-si hoàn thành. Chúa Jesus đã trả giá cho tội lỗi tất cả chúng ta, vì vậy sự rủa sả của Luật Pháp và hậu quả việc vi phạm Luật Pháp được đặt trên Ngài. Mỗi người Do Thái đều ở dưới luật nầy hoặc luật khác, hãy nghĩ đến người Do Thái chưa được cứu như loại người tái phạm tội, lìa xa Đức Chúa Trời – người ở trong mối quan hệ giao ước với Đức Chúa Trời. Không thể giữ nỗi giao ước đó, người có thể là kẻ vô thần – nhưng người vẫn ở dưới sự rủa sả của Luật Pháp. Nếu bạn muốn biết những gì đã xảy ra với dân Do Thái, hãy đọc Lê-vi Ký đoạn 26 và Phục Truyền đoạn 28

      – toàn bộ lịch sử của họ được báo trước trong đó. Dân Do Thái đang gánh chịu sự rủa sả quốc gia bởi vì họ khước từ Chúa Jesus; họ đang gánh chịu sự rủa sả của Luật Pháp.

      Lúc Đền Thờ bị phá hủy, Tiên Tri Đa-ni-ên dự đoán rằng Đấng Mê-si sẽ đến và chết trước khi được ứng nghiệm. Vậy thì mỗi người Do Thái có một trong hai chọn lựa: Nhận Chúa Jesus là Đấng Mê-si, hoặc bắt đầu thực hành theo Do Thái giáo không phải Kinh Thánh. Toàn bộ tương lai đức tin Do Thái đến ngày nay đều đặt cơ sở trên hai bạn học cùng lớp nầy: Ra-bi Jochanan ben Zakkai và Ra-bi Sau-lơ, người Tạt-sơ.

      Kinh Talmud cho chúng ta biết, vào cuối đời Ra-bi Jochanan ben Zakkai đã khóc nức nở. Các môn đồ đến với ông và thưa, “Ôi Mighty Hammer, sao thầy khóc lóc? Cớ gì linh hồn thầy lại sờn ngã, khốn khó?” Ra-bi Jochanan ben Zakkai nói, “Ta sắp gặp Ha Shem – Đức Chúa Trời – phước hạnh thay Danh Ngài, và trước mặt ta là hai con đường: Một dẫn đến Paradise (Thiên Đàng), còn đường kia đến Gehenna (Địa Ngục); ta không biết đường nào Ngài sẽ tuyên án cho ta.” Người sáng lập Do Thái giáo Ra-bi thừa nhận rằng mình không có bảo đảm tuyệt đối về sự cứu rỗi. Ông bảo không biết Đức Chúa Trời sẽ tuyên án cho mình Địa Ngục về những gì ông làm, vào cuối đời ông sợ phải chết. Tất cả những người Do Thái theo sau ông cũng tương tự như vậy.

      Tuy nhiên, sau đó có Ra-bi Sau-lơ, người Tạt-sơ, nói vào cuối đời mình, “Rắc rối tôi không còn nữa, vì trên thân thể tôi mang đốt dấu vết của Đấng Christ, và tôi biết đặt trên tôi là mão triều thiên vinh hiển và công bình.” Ông đã có bảo đảm về sự cứu rỗi mình, và cũng vậy với mọi người Do Thái theo sau ông. Đó là những gì xảy ra trong đức tin người Do Thái, và sẽ xảy ra cho chính ngày nay.

      Ngay từ kỷ nguyên kinh Talmud, các nhà hiền triết biết Đấng Mê-si đến rồi. Họ kêu lên, “Tất cả kỳ hạn định trước cho Sự Cứu Chuộc đã trôi qua, và giờ đây vấn đề chỉ tùy thuộc vào sự ăn năn và việc lành.” – Sanhedrin 97 beht.* Họ đối mặt với các lời tiên tri chính đã qua kỳ hạn ứng nghiệm; Chúa Jesus, Đấng duy nhất tuyên bố mình là Đấng Mê- si, Đấng thật sự ở thời Ngài chứng minh là hậu tự Đa-vít. Điều nầy không chỉ được ghi lại trong Tân Ước, mà còn ở kinh Talmud Sanhedrin 43 aleph: “Với Yeshu (Chúa Jesus), đó là khác biệt: Ngài có kết nối với hệ thống lãnh đạo. Đây là cụm từ mơ hồ, thật sự lừa dối một số người rằng nó đề cập đến dòng dõi hoàng gia.” Đức Chúa Trời đã dành ra

      1.000 năm hứa với Áp-ra-ham và Đa-vít rằng Đấng Mê-si sẽ sinh ra từ họ; vì vậy, khi Chúa cho phép tất cả các gia phả bị tiêu hủy với Đền Thờ Thứ Hai, thật rõ ràng là Đấng Mê-si phải đến rồi. Do đó chúng ta đọc, “Và Hội Đồng Do Thái đã khóc: Oy vevoy, khốn thay cho chúng ta! Vì Đền Thờ bị phá hủy, và Đấng Mê-si không đến.” Chúng ta sẽ trở lại với điều nầy.

      *Tức là Sanhedrin 97b (beht là mẫu tự thứ hai trong bảng chữ cái Alphabet tiếng Hê-bơ-rơ, tương tự như chữ b), địa chỉ của câu ghi trong Kinh Talmud. Sanhedrin 43 aleph tức là Sanhedrin 43a (aleph, tương tự như chữ a). ND.

      Sáng Thế Ký 49:10: “Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Ðấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng phục Ðấng đó.” Si-lô là một trong những nơi đặt Hòm Giao Ước, nhưng trở thành danh chung cho Đấng Mê-si ở Do Thái giáo. Mỗi chi phái Israel đều có quyền trượng riêng, là cây phủ việt (scepter) với tên chi phái được chạm trên đó. Điều nầy thể hiện quyền tư pháp. Do đó cây phủ việt bị dời khỏi khi Hê-rốt Đại Đế – không phải người Do Thái – trở thành vua và Hội Đồng Do Thái Sanhedrin bị giới hạn quyền lực; cả hai việc nầy xảy ra trong lúc Chúa Jesus còn sống trên đất. Tên “Si-lô” là Danh của Đấng Mê-si, theo kinh Talmud, Sanhedrin 98b.

      Theo lời tiên tri của Sáng Thế Ký 49:10, Đấng Mê-si phải đến trước khi cây phủ việt dời khỏi Giu-đa. Vì vậy, hoặc là Đấng Mê-si đã đến và đi, hay Đức Chúa Trời nói dối. Chúa không thể nói dối; do đó theo kinh Talmud bất kỳ Đấng Mê-si là ai, Ngài phải đến rồi vào thời điểm đó. Một lần nữa, kinh Talmud đề cập đến thể nào 40 năm trước khi Đền Thờ bị phá hủy, Hội Đồng Do Thái đã chuyển khỏi Phòng đá chạm đến một nơi bên ngoài; bạn có thể đọc điều nầy trong Sanhedrin 41a và ở Avodat Zerah 8b.


  1. Bất kỳ Đấng Mê-si là ai, Ngài đã phải đến và chết trước năm 70 Sau Chúa

Sau năm thế kỷ tích lũy lời dạy truyền khẩu trôi qua, Ra-bi Yehudah ha Nassi – nghĩa là “Hội Trưởng Giu-đa (Judah the President)” – cùng các môn đồ đã viết các tài liệu được tuyển chọn từ luật truyền khẩu (oral law), rồi gọi là “Mishnah” và việc nầy không được thực hiện cho đến năm 230 A.D (Sau Chúa). Nói cách khác, ngay cả kinh Talmud cũng không viết trước năm 230 A.D. Những gì các Ra-bi dạy là: Talmud – mà họ gọi là Torah b'pei được ban cho Môi-se trên Núi Sinai, mặc dù ông không viết ra. Tuy nhiên ở Giô-suê 8:35 cùng các nơi khác, chúng ta đọc thấy: “Chẳng có lời nào về mọi điều Môi-se đã truyền dặn mà Giô-suê không đọc tại trước mặt cả hội chúng Y-sơ-ra-ên, trước mặt đàn bà, con nít, và khách lạ ở giữa họ.” Như vậy kinh Torah nói Môi-se là trước giả, nhưng các ra-bi phủ nhận điều nầy và tuyên bố luật truyền khẩu được ban cho mà không viết ra cho đến kỳ hạn sau. Họ đi rất xa như vậy để cho rằng quan điểm của ra- bi còn quan trọng hơn những quan điểm của một ngàn tiên tri, bởi vì các tiên tri chỉ là sứ giả và thư ký, trong khi các ra-bi phải giải thích cùng tiết lộ ý nghĩa những sứ điệp.

Mỗi thế hệ tiếp tục nêu lên các vấn đề mới, vì vậy có chuyên gia, và một trong số họ là Ra-bi Yohochanan, thuộc trường tương tự như Ti-bê-ri-át. Ông biên soạn những quyết định ra-bi mới nầy khoảng năm 330 A.D. Khi hoàn thành, ông gọi là Gimmorah, lấy ở từ ngữ Hê-bơ-rơ có nghĩa “kết thúc (to finish),” hay “hoàn tất (completion).”

Mishnah và Gimmorah được gộp chung lại và đặt tên là Jerusalem Talmud, đây là kinh Talmud đầu tiên. Tuy nhiên trải qua các thế kỷ, có nhiều giả mạo với kinh Talmud, với tất cả các loại lý lẽ chỉ trích như văn bản gốc thật sự đã nói ở một số trường hợp.

Suốt Thời Kỳ Tăm Tối (Dark Ages) – từ khoảng năm 900 đến 1.500 A.D. – những việc khác bắt đầu phát triển. Rất ít người Do Thái có thể hiểu các văn bản tiếng Hê-bơ-rơ hay A-ram, vì vậy việc chú giải và soạn ra luật lệ được viết vào kinh Talmud. Những luật lệ soạn ra nầy được cô đọng lại thành các bộ luật có hệ thống (systematic codes of law), từ đây chúng ta có các bộ luật Do Thái Torim, Riff, Schulhan Aruch, Ha kitzor Ha Schulhan Aruch, Mishnah Torah, vân vân.* Rambam** là ra-bi chính vào thời nầy, trước ông là Rashi*** ở Pháp. Họ tiếp tục xa khỏi Lời Đức Chúa Trời, và bắt đầu phát triển theo đường lối tương tự như Công giáo La Mã.

*Thời Kỳ Tăm Tối (Dark Ages) là thời kỳ ở Tây Âu giữa Thời Trung Cổ (Middle Ages) và Đế Quốc La Mã sụp đổ, khoảng năm 500 đến 1.100 sau Chúa, khi các bộ tộc Đức tràn qua Châu Âu và Bắc Phi tấn công phá hủy làng mạc, thị trấn. Dark Ages cũng là thời kỳ ở Hy Lạp từ cuối Thời Kỳ Đồ Đồng đến đầu Thời Kỳ Cổ (Archaic period), thời kỳ không có dinh thự hay pháo đài nào, và các văn bản nghệ thuật dường như biến mất. ND.

**Rambam, là tên viết tắt của Ra-bi Moshe ben (con trai của) Mainmon, một trong những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dân Do Thái. Người ta nói về ông: “Từ Moshe (Môi-se) đến Moshe (con trai của Mainmon) không có ai nổi lên như Moshe (From Moshe to Moshe, there arose none like Moshe).” Danh tiếng và ảnh hưởng ông vượt xa biên giới nước mình. Ông được gọi là Maimonides, theo dạng Hy Lạp tức là “con trai của Maimon.” ND.

***Rashi, tức Ra-bi Shelomoh ben Yitshak (22.2.1040-13.7.1105), học giả về tôn giáo, sinh ra và qua đời tại Troyes, Pháp. Các tác phẩm của ông: Perushe Rashi 'ah ha-Torah, Rashi's Commentary on Psalms, Rashi: Commentaries on the Pentateuch. ND.

Khoảng năm 1.000 A.D. có sự hồi sinh tư tưởng của triết gia Aristotle trong thế giới Hồi giáo. Thomas Aquinas* định nghĩa lại hoàn toàn Công giáo La Mã trong thuật ngữ Aristotle khi ông viết tác phẩm Summa Theologia, trong đó ông nói ý kiến của “nhà thờ” quan trọng hơn quan điểm Kinh Thánh, cũng như các giáo sĩ Do Thái tuyên bố ý kiến của một ra-bi còn quan trọng hơn tất cả những tiên tri. Phản ứng chống lại kẻ dị giáo khủng khiếp Aquinas là những người Cải Chánh, và người theo chủ nghĩa Nhân Văn.

*Thomas Aquinas (28.1.1225-07.3.1274), tu sĩ dòng Đa Minh, Ý. Các tác phẩm của ông được biết đến nhiều nhất là Summa Theologia (Tổng Luận Thần Học) và Summa contra Gentiles (Tổng Luận Chống Dân Ngoại). ND.

Những gì Aquinas đã làm cho Công giáo La Mã thì Rambam cũng làm cho Do Thái giáo – Rambam viết quyển sách gọi là Hướng Dẫn Giải Quyết Rắc Rối (A Guide for the Perplexed), theo sau bởi lời dạy gọi là Mishnah Torah, trong đó ông Aristotle hóa Do Thái giáo với các ý tưởng hoàn toàn Hy Lạp, thật xa lạ với bất kỳ niềm tin căn bản nào của người Do Thái. Một số tác giả Talmud khác theo sau: Ra-bi Shlomo Itzachi, Ra-bi Saida Gaon “thiên tài,” Rambam, Ra-bi Moshe de Nachman – (còn biết là Nachmanides), Ra-bi David Kimchi, Ibn Ezra, Ra-bi Levi Ben Gershom, vân vân.

Vào thời điểm nầy, Kaballah bắt đầu xuất hiện. Kaballah là Do Thái giáo thần bí, văn bản nền tảng của họ là Zohar. Kaballah bắt đầu ở Ba Lan. Họ thêm vào các sách thánh khác như Pirque Rabbati, Yalkuth, và nhiều tác phẩm văn chương thế kỷ 13 khác. Rồi có Yohar on Moses do giáo phái Do Thái Hasidic nắm giữ ngày nay, bởi vì nó sử dụng thuyết Ngộ Đạo (Gnosticism) và tâm linh hóa (spiritualization), để tiếp cận với Do Thái giáo.

Ở bất kỳ sự kiện nào, Đức Chúa Trời nói gì về tất cả việc nầy? Chúng ta hãy xem: “Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần Ta, lấy môi miếng tôn Ta, mà lòng chúng nó thì cách xa Ta lắm; sự chúng nó kính sợ Ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho” (Ê-sai 29:13). Tất cả tiên tri đều dự đoán về Đấng Mê-si, toàn bộ Cựu Ước nói về Đấng Mê-si, theo kinh Talmud mục Sanhedrin 99a, d: “Thế giới được dựng nên duy cho Đấng Mê-si” – Sanhedrin 98b. Trong Giăng đoạn 1, Kinh Thánh cho biết muôn vật bởi Chúa Jesus làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài. Ra-bi Yosef nói ở Sanhedrin 96-99 rằng Đấng Mê-si sẽ đến khi cánh cổng nầy (Rô-ma) sụp đổ và được xây dựng lại, cùng đất nước Israel sẽ bị kẻ thù tràn ngập. “Hòn đá đục ra từ núi, chẳng phải bởi tay” ở Đa-ni-ên 2:44-45 là Đấng Mê-si, theo Pirque Eliezar,* chương 11.

*Pirque Eliezar, tức Pirke de Rabbi Eliezer (chú giải kinh Torah của Ra-bi Eliezar) được công nhận và lưu truyền rộng rãi suốt lịch sử Do Thái, đến tận ngày nay. ND.

Có giáo sĩ Do Thái nổi tiếng tên là Ra-bi Leopold Cohen, người băn khoăn, lo nghĩ rất nhiều với Đa-ni-ên đoạn 9, trong đó cho biết Đấng Mê-si phải đến và chết trước sự phá hủy Đền Thờ Thứ Hai. Muốn biết điều nầy nghĩa là gì, vì vậy ông đọc ở kinh Talmud rằng thế giới sẽ kéo dài khoảng 6.000 năm, “Vì một ngàn năm trước mắt Chúa khác nào ngày hôm qua đã qua rồi,” theo Ra-bi Katina, họ liên kết điều nầy với Thi Thiên 90:4. Từ đây họ tìm thấy rằng thế giới sẽ bị 2.000 năm trong tình trạng hỗn loạn, 2.000 năm dưới Luật Pháp Môi-se, và 2.000 năm với Đấng Mê-si, khi Shabbat – Thiên Hy Niên – sẽ là 1.000 năm bình yên. Rồi chiến tranh Gog và Magog sẽ đến, Đấng Mê-si sẽ làm mới lại thế gian sau 7.000 năm, theo Sanhedrin 96b và 99a, cùng Yalkut quyển II trang 129d – đây chính xác là những gì sách Khải Huyền dạy. Đấng Mê-si sẽ đến tiêu diệt các nước và cai trị địa cầu suốt 1.000 năm bình yên, khi dân sự tự tiến hành theo cách sau đây: Ai sợ tội lỗi sẽ lấy làm gớm ghiếc, lẽ thật sẽ thất bại, con cái sẽ nổi loạn chống lại cha mẹ, thói vô luật pháp chung sẽ có nhiều, người Sa-đu-sê sẽ chiếm ưu thế khắp nơi (người Sa-đu-sê phủ nhận sự sống lại, như Giám Mục Durham) – nói cách khác, lúc dân sự xưng mình là tín nhân trong Đức Chúa Trời lại chối bỏ sự phục sinh ở mức độ phổ biến: Khi Tổng Giám Mục Anh Quốc giáo York David Jenkins khước từ sự sống lại của Chúa Jesus, hai phần ba số giám mục Anh Quốc giáo bảo vệ ông; nhưng các ra-bi lâu đời mong muốn trước David Jenkins nói rằng người Sa-đu-sê sẽ chiếm ưu thế khắp nơi – việc nghiên cứu Luật Pháp Đức Chúa Trời sẽ suy giảm, có sự gia tăng chung về nghèo đói và tuyệt vọng phổ quát, việc bội đạo sẽ gia tăng, cũng gia tăng sự thiếu quan tâm đến Kinh Thánh. Điều nầy xuất phát từ Sanhedrin 96b, 99a – hoặc, nếu bạn muốn, hãy đọc thư Sứ Đồ Phao-lô gởi cho Ti-mô-thê.

Ra-bi Cohen đã có vấn đề lớn khi ông đến với kinh Talmud và thấy điều nầy. Ông nhận thấy Đấng Mê-si phải đến khoảng năm 32 hoặc 33 sau Chúa. Kinh Talmud cho biết hai điều về mặt nầy: Một như đã nêu ở trên, và điều kia là có sự rủa sả trên bất kỳ kẻ nào đọc Đa-ni-ên đoạn 9. Ông hỏi giáo sư hướng dẫn mình tại sao, rồi nhìn vào kinh Talmud, và tìm được lý do rủa sả là thời điểm Đấng Mê-si đến được báo trước ở Đa-ni-ên đoạn

9. Ông không thể tin Đức Chúa Trời đặt điều gì đó trong Lời Ngài, mà không muốn dân sự hiểu ý nghĩa; vì vậy, Ra-bi Leopold Cohen đã trở thành mục sư Báp-tít.

Tôi đề cập đến điều nầy cách tình cờ, mặc dù đó là đề mục có thể luận giải sâu hơn nhiều: Ở kinh Talmud cần lưu ý từ Hê-bơ-rơ “dor” nghĩa là “các thế hệ (generations)” viết đúng chính tả trước khi A-đam sa ngã trong Sáng 2:4, nhưng sau đó ở thư Hê-bơ-rơ mẫu tự “vov” – cũng là số “6” vì trong tiếng Hê-bơ-rơ, các mẫu tự cũng thay cho những con số – bị mất đi, vì A-đam đã đánh mất sáu điều. Rồi mẫu tự “vov” được đặt ở Ru-tơ 4:18, bởi bà là tổ mẫu Vua Đa-vít, con trai người sẽ là Đấng Mê-si. Đấng Mê-si sẽ khôi phục lại sáu điều mà A-đam đánh mất. Bresheit Rabbah 12, p. 24b (Warsaw Edition).

Ngày nay, các Ra-bi đọc Sách Ru-tơ vào lễ Ngũ Tuần, sinh nhật của Hội Thánh. Ru-tơ là câu chuyện về một người Do Thái lấy cô dâu là dân ngoại, và từ sự kết hiệp của họ dòng dõi Đa-vít bắt đầu– từ đó cuối cùng Đấng Mê-si sẽ đến. Bạn có thấy họ biết như

thế nào? Họ biết bằng cách nào đó qua người phụ nữ ngoại bang nầy, Đấng Mê-si sẽ phục hồi lại những gì A-đam đã đánh mất.

Người Do Thái sẽ làm mọi điều có thể để nói với bạn Xa-cha-ri 12:10-12 không nhất thiết nói đến Đấng Mê-si. Xa-cha-ri 12:10-12 cho biết: “...chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Ðấng chúng nó đã đâm; và chúng nó sẽ thương khóc, như là thương khóc con trai một...” họ sẽ cố phủ nhận điều nầy phải có nghĩa rằng họ sẽ nhìn xem Đấng Mê-si, Đấng mà họ đã đâm. Tuy nhiên, ở Sukkah 52a trực tiếp nói: “Họ sẽ nhìn lên Ta – Đấng Mê-si – Đấng mà họ đã đâm.” Kinh Talmud khẳng định hơn là phủ nhận rằng đây là nói về Đấng Mê-si – Ðấng chúng nó đã đâm.

Đấng Mê-si “đến với những đám mây trời” theo Đa-ni-ên 7:13, nhưng “nhu mì và cỡi lừa” theo Xa-cha-ri 9:9. Một người nghiên cứu kinh Talmud đề xuất nếu Israel xứng đáng, Đấng Mê-si sẽ đến với những đám mây trời, nhưng nếu Israel không xứng đáng, Ngài sẽ đến nghèo nàn và cưỡi lừa (Sanhedrin 96b–99a). Đến ngày nay, đây là cách các Ra-bi sẽ giải thích vòng quanh: Họ sẽ tuyên bố rằng Đấng Mê-si đã đến trong thời Chúa Jesus, nhưng Israel không xứng đáng và do đó Ngài đã không bày tỏ chính mình. Như thế đây trở thành cái bẫy lớn (big catch-all), bởi qua đó họ có thể giải thích bất kỳ điều gì.

Trong Phục Truyền 18, Kinh Thánh nói nếu bạn nhân danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời dự đoán việc nào đó (tiên tri) mà không xảy đến, chẳng ứng nghiệm, bạn là tiên tri giả (kẻ kiêu ngạo). Tôi tỏ rõ điều đó cho người Chứng Nhân Giê-hô-va,* trước khi chỉ ra những lời tiên tri sai lạc tạo ra ở tài liệu họ. Tương tự với người Vườn Nho (Vineyard) và lời tiên tri giả của John Wimber;** không thể được chấp nhận, vì vậy họ biết mình không thể vận dụng, xử lý nó. Ra-bi Menahem Schnerson,*** vị Lubavitch Rebbe cuối cùng, nói rằng Đấng Mê-si sẽ đến vào tháng Rosh ha Shanah (tháng Chín) năm 1991. Ngày sau thời hạn nầy, tôi gọi điện đến trung tâm Chabad ở London**** và yêu cầu được nói chuyện với ai đó nói tiếng Hê-bơ-rơ. Khi người đến trên đường dây, tôi hỏi bằng tiếng Hê-bơ-rơ, “Thế nào?” – anh ta đã biết tôi muốn nói gì. Rồi tôi đi xuống đến Stamford Hill với vài người bạn từ CMJ có lời chứng về Đấng Mê-si, mang theo những câu Kinh Thánh.***** Chúng tôi đã đối mặt với người Do Thái nơi đó với sự việc Moshe Rabbenu (Môi-se) nói rằng nếu kẻ nào nhân danh Ha Shem (Giê-hô-va Đức Chúa Trời) nói tiên tri những điều không xảy đến và chẳng ứng nghiệm, thì chúng là tiên tri giả, phải bị đưa ra ngoài và ném đá; rồi chúng tôi yêu cầu họ tuân giữ kinh Torah (Ngũ Kinh). Điều nầy chỉ ra cho họ thấy nếu vẫn tuân giữ Luật Pháp, họ phải đem Ra-bi Schnerson mình ra ngoài và ném đá ông như là tiên tri giả; lựa chọn khác duy nhất của họ là phải chấp nhận Yeshua (Chúa Jesus) là Đấng Mê-si họ, Đấng đã làm trọn Luật Pháp. Họ không thích việc đó nhiều.

*Chứng Nhân Giê-hô-va là tà giáo không tin Chúa Jesus, Đức Chúa Trời Ba Ngôi, và Kinh Thánh. Họ có bản kinh thánh riêng (Thế Giới Mới), và thường chỉ đến nhà các Cơ Đốc nhân để “làm chứng” nhằm lôi kéo đến nhà thờ của họ. ND.

**John Richard Wimber (25.2.1934-17.11.1997) là nhạc sĩ, mục sư, và một trong các lãnh đạo phong trào Vườn Nho (Vineyard Movement), giáo phái Tin Lành Tân Ân Tứ (Neocharismatics) bắt đầu ở Mỹ rồi lan rộng đến nhiều quốc gia khác. ND.

***Menachem Mendel Schneerson (05.4.1902-12.6.1994), giáo sĩ Do Thái giáo Chính Thống người Mỹ gốc Nga, nổi tiếng với nhiều tên như The Rebbe và Lubavitcher Rebbe cuối cùng. Ông được xem là một trong các lãnh đạo có ảnh hưởng nhất Do Thái giáo ở thế kỷ 20. ND.

****Chabad Center - Chabad cũng được biết đến như Lubavitch, Habad và Chabad Lubavitch, là phong trào Hasidic Do Thái giáo Chính Thống. Chabad ngày nay là một trong những phong trào Hasidic (Phục Hưng Tâm Linh) nổi tiếng nhất. Đó là nhóm Hasidic và tổ chức Do Thái giáo lớn nhất thế giới. ND.

*****Stamford Hill là khu vực phía Bắc London, nơi tập trung lớn nhất của cộng đồng Do Thái giáo Hasidic ở Âu Châu. CMJ tức Church's Ministry among Jewish People (Mục Vụ của Hội Thánh Người Do Thái) với mục vụ mang lẽ thật về Đấng Mê-si Yeshua (Jesus) cho người Do Thái, đến ngày “cả dân Y-sơ- ra-ên sẽ được cứu” (Rôm. 11:26). ND.

Tôi yêu kinh Talmud – trong đó minh họa rất rõ ràng câu nói đùa cổ xưa: “Nếu bạn có hai người Do Thái, bạn có ba ý kiến.” Hãy quên ba ý kiến đi – nếu bạn có hai người Do Thái, bạn có ba mươi ba ý kiến. Israel sẽ không có Đấng Mê-si nữa, bởi vì Ngài đã đến trong thời Vua Ê-xê-chia, theo Ra-bi Hillel – không phải Hillel chính gốc, mà là Hillel khác (Sanhedrin 96b, 99a). Ở cùng đoạn văn, Sanhedrin 96b-99a, Ra-bi Yosef, cháu nội ông đã nói, “Nguyện Đức Chúa Trời tha tội cho ông nội con, Ra-bi Hillel.”

Tuy nhiên một số người theo kinh Talmud nghĩ rằng Đấng Mê-si đến vào hai cơ hội riêng biệt, sẽ giải thích hai mô tả tương phản về sự đến của Ngài – lần nữa, Moshiach ben Yosef và Moshiach ben David. Người ta định ra hai kỳ hạn được cho ở Đa-ni-ên 12:11,12 là kỳ hạn hai lần đến vào khoảng thời gian 45 năm. (Midrash, Chú Giải về Ru-tơ 2:14, p. 43b của Warsaw Edition; cũng như The Lost Talmud về Đa-ni-ên 9:24-27). Những người vâng theo kinh Talmud xa xưa đã biết rất nhiều điều.

Một điều chắc chắn xảy ra với bạn khi bạn trò chuyện với người Do Thái là một lần nữa, họ sẽ bảo bạn Xa-cha-ri 12:10-12 không nói về Đấng Mê-si. Câu trả lời cho họ đó là Sukkah 52a cho biết điều đó. Họ cũng sẽ cố nói với bạn Ê-sai 52 và 53 không nói về Đấng Mê-si. Có lần tôi chỉ ra chính các đoạn văn đó cho một cô gái Do Thái ở kibbutz* tại Israel, và ngay lập tức cô ấy nói, “Đây là nói về Chúa Jesus.” Không ai phải nói bất kỳ gì hoặc gây ảnh hưởng nào vào tư tưởng cô – cô chỉ đơn giản sử dụng tri thức bình thường. Tên cô là Sally Brown, và tôi hy vọng cô được cứu. Dầu thế nào đi nữa, người theo kinh Talmud biết Ê-sai tiên tri về hình dạng Đấng Mê-si ở Ê-sai 52:14: “Mặt mày Người – Đấng Mê-si – xài-xể lắm hơn kẻ nào khác, hình dung xài-xể hơn con trai loài người” (Sanhedrin 97b, Yalkut Quyển II trang 53c và cũng ở Shemoth R, 15-19). Kinh Talmud nhiều lần trích dẫn Ê-sai 53 như dự đoán về hình dạng Đấng Mê-si trên đất.

*Kibbutz (và Moshav) là cộng đồng nông thôn đặc sắc và thành công nhất trên thế giới phát triển ở trình độ cao tại Israel. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp với hơn nửa diện tích đất là sa mạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn, song Kibbutz và Moshav đã giúp Israel là nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. ND.

Có hai Targums** (việc dịch thuật và giải thích) chính trong Do Thái giáo: Targum Onkleos mà tôi đã đề cập, và Targum Jonathon. Sau cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn, hầu hết người Do Thái biết tiếng A-ram nhiều hơn tiếng Hê-bơ-rơ, vì vậy họ đã dịch Kinh Thánh sang tiếng A-ram. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn giản là bản dịch mà còn giải thích. Bản văn cho biết: “Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta, và cánh tay Ðức Giê-hô-va đã được tỏ ra cho ai? Người đã lớn lên trước mặt Ngài như một cái chồi, như cái rễ ra từ

đất khô. Người chẳng có hình dung, chẳng có sự đẹp đẽ; khi chúng ta thấy Người, không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được. Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm” – bản văn tiếp tục, tiếp tục, và tiếp tục trực tiếp chỉ thẳng đến Đấng Mê-si. “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy, nhưng Ðức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người...” “dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. Ðức Giê-hô-va lấy làm vừa ý mà làm tổn thương người, và khiến gặp sự đau ốm. Sau khi đã dâng mạng sống người làm tế (corban) – tế lễ chuộc tội – Người sẽ thấy dòng dõi mình; những ngày Người sẽ thêm dài ra, và ý chỉ Ðức Giê-hô-va nhờ tay Người được thạnh vượng. Người sẽ thấy kết quả của sự khốn khổ linh hồn mình, và lấy làm thỏa mãn. Tôi Tớ Công Bình của Ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và Người sẽ gánh lấy tội lỗi họ” và tiếp tục. “Chính Người mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội” – Sanhedrin 98b, cũng ở Chú Giải (Midrash) Samuel, Lemburg ấn hành, trang 45a, và Targum về Nước của Đấng Mê-si. Họ biết rất rõ điều nầy nói về Đấng Mê-si, Targum Jonathon nói cách đặc biệt như vậy.

**Targum (số nhiều targumim) là danh từ có nguồn gốc từ tiếng Do Thái có nghĩa dịch (translation) và giải thích (explanation) tìm thấy trong Ê-xơ-ra 4:7 “Qua đời Át-ta-xét-xe, thì Bít-lam, Mít-rê-đát, Ta-bê- ên, và đồng liêu của chúng, viết biểu tấu lên Át-ta-xét-xe, vua Phe-rơ-sơ. Cái biểu ấy viết bằng chữ A-ram và dịch ra tiếng A-ram (tiếng Sy-ri).” Targum là việc dịch thuật, giải thích, và mở rộng Kinh Thánh Do Thái (tiếng Hê-bơ-rơ) ra tiếng A-ram, ngôn ngữ thời Chúa Jesus. ND.

Người Do Thái thường cáo buộc Cơ Đốc nhân bóp méo Kinh Thánh để khiến đoạn văn nầy chỉ về Chúa Jesus, khi họ cho rằng thật sự không nói đến Ngài; những gì hầu hết các ra-bi biện luận, đó là đoạn văn nầy nói về đất nước Do Thái và việc chịu trừng phạt của Israel. Có một số vấn đề với điều đó: Một là Ê-sai lập đi lập lại lời khiển trách Israel vì tội lỗi họ, trong khi ông mô tả Tôi Tớ Chịu Khổ nầy chẳng hề phạm tội. Như vậy ý tưởng của các ra-bi đơn giản là không phù hợp với ngữ cảnh đoạn văn. Có bốn Bài Hát Tôi Tớ (Servant Songs) trong Ê-sai, và bài thứ tư được tìm thấy ở Ê-sai 52-53, thì khác với các bài kia. Theo ý nghĩa nào đó, các ra-bi đúng: Tương tự Hội Thánh là Thân Thể của Đấng Christ, Chúa Jesus là hiện thân của Israel. Ví dụ, khi bạn thấy Kinh Thánh nói những điều giống như “Israel vinh hiển của Ta, Israel Con Đầu Lòng của Ta,” đó là ám chỉ cách có giải thích về Chúa Jesus. Nhưng chỉ trong ý nghĩa rất trừu tượng là các đoạn văn nầy nói đến Israel; theo tài liệu của các ra-bi, ý nghĩa ban đầu đoạn văn chỉ về Đấng Mê-si. Khi họ bảo bạn đây không nói về Đấng Mê-si, hãy yêu cầu họ giải thích Targum Jonathan, hoặc Chú Giải Samuel.

Người Do Thái cũng sẽ buộc tội Cơ Đốc nhân về việc bày ra Giao Ước Mới (Tân Ước) chẳng hề tồn tại, họ cho rằng giao ước duy nhất là Torah. Giê-rê-mi 31:31 bảo Đức Chúa Trời “sẽ lập một giao ước mới,” nhưng khi bạn nói với họ điều nầy, họ sẽ cố bảo bạn rằng bạn đã hiểu lầm đoạn văn. Ở điểm nầy, bạn có thể chỉ đến Chú Giải trên Thi Thiên 7, trang 5a của Warsaw Edition: “Đức Chúa Trời sẽ phán bảo qua Đấng Mê-si để lập một giao ước mới.”

Thi Thiên 2 nói, “...Ngươi là Con Ta... hãy hôn Con, e Người nổi giân và các ngươi hư mất trong đường chăng.” Các ra-bi nói Đức Chúa Trời không có Con, nhưng họ có rắc rối lớn. Đây là nơi tôi chỉ bạn làm thế nào để ép một ra-bi chính thống phải về hưu sớm ở Florida: Thi Thiên 2 đặt cùng Thi Thiên 110 và II Sa-mu-ên 16:1, rồi kết nối với Tôi Tớ Chịu Khổ ở Ê-sai 53. Những điều nầy có thể đọc trong Chú Giải II Sa-mu-ên 16:1, phân đoạn 19 của Lemburg Edition, trang 45; cũng đọc ở Chú Giải Thi Thiên 7, trang 5a của Warsaw Edition; và Yalkut Quyển II, trang 90a.* (Các tài liệu nầy có thể nhận được ở Yeshiva** hoặc tại thư viện tôn giáo Do Thái Jewish library.)

*Yalkut hay Yalkut Shimoni là biên soạn mà tác giả thu thập được về chú giải các sách của Kinh Thánh Hê-bơ-rơ. ND.

**Yeshiva (số nhiều yeshivot hay yeshivos), tiếng Hê-bơ-rơ, nghĩa đen: “ngồi (sitting)” là tổ chức Do Thái chuyên nghiên cứu các bản văn tôn giáo truyền thống, chủ yếu là kinh Talmud và Torah. ND.

Khi được kết nối với Thi Thiên 110 cùng II Sa-mu-ên 16:1 và Ê-sai 53, đoạn văn tiếp tục cho biết: “Chống lại Đức Chúa Trời và Đấng Mê-si: Nếu tìm được Con Vua, ta sẽ tóm lấy Người và đóng đinh Người trên thập tự giá với cái chết tàn ác.” Kinh Talmud thật sự nói Đấng Mê-si sẽ bị đóng đinh, “Litzlov oto” chính xác là điều Kinh Talmud cho biết, “crucify (đóng đinh trên thập tự giá).” Đây là một điều người Do Thái không thể trả lời; nó gây sốc cho họ. Một lần nữa ở Sáng Thế Ký 49:10, Gia-cốp tiên đoán, “cây phủ việt (vương trượng) chẳng hề dời khỏi Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, cho đến chừng Ðấng Si-lô hiện tới, và các dân vâng phục Ðấng đó.” Kinh Ba-by-lôn Talmud cho biết khi điều nầy xảy ra, các nhà hiền triết nói: “Khốn thay cho chúng ta, vì vương trượng bị lấy khỏi Giu-đa, và Đấng Mê-si không xuất hiện.” Ra-bi Ruchman thêm vào rằng các ủy viên hội đồng Do Thái thì đầu phủ tro, mặc áo gai, và khóc lóc thảm thiết khi nghe những lời nầy. Kinh Jerusalem Talmud đánh dấu sự kiện nầy xảy ra ít hơn bốn mươi năm trước khi Đền Thờ bị phá hủy năm 70 A.D. (sau Chúa); vì vậy họ cho rằng Đấng Mê-si bị đóng đinh vào khoảng năm 30 A.D. – Kinh Jerusalem Talmud, Sanhedrin quyển 24, và kinh Ba-by-lôn Talmud, Sanhedrin chương 4, quyển 37.

“Tội lỗi của kẻ ẩn dấu với Người sẽ khiến Người bị đặt dưới ách sắt, và chúng sẽ làm Người như với bò con. Ta sẽ đặt nó trên Ta để không người Israel nào bị hư mất, há chẳng phải Ta là thịt và huyết sao?” – Chú Giải trên Giê-rê-mi 31:8, cũng như Ê-sai 53. “Tất cả giới hạn thời gian liên quan đến sự đến của Đấng Mê-si đã qua.” – Sanhedrin 96-

99. Kinh Talmud nêu ra cách rõ ràng rằng Đấng Mê-si phải đến rồi.

Kinh Talmud ghi nhận Đức Chúa Trời tạo nên nhiều con số có ý nghĩa trong kế hoạch Ngài: Có mười tên cho hình tượng và tiên tri, mười thử thách cho Áp-ra-ham, mười thế hệ từ A-đam đến Nô-ê, và mười thế hệ từ Nô-ê đến Áp-ra-ham – Avodah chương 36.*** Từ điều nầy họ phát triển hệ thống đánh dấu ngày tháng (dating system). Hệ thống nầy của Israel được đưa ra ở Lê-vi 26:13-16 và họ áp dụng vào Kinh Talmud. Môi-se đánh dấu Đấng Mê-si ra đi vào năm 33 A.D. – Chú Giải Bresheit, Rabbah trên Sáng Thế Ký Genesis, trang 24b của Warsaw Edition. Hệ thống đánh dấu ngày tháng của họ cho biết Đấng Mê-si phải ra đi vào năm 33 A.D.

***Avoda hay Avodah là từ ngữ Do Thái có nghĩa đen “công việc, làm việc (work).” Theo ý nghĩa truyền thống, “Avodah” chỉ về việc dâng của tế lễ trong Đền Thờ. Từ ngữ “Avodah” cũng được dùng để mô tả khái quát các nghi lễ hiến tế, và công việc chính phức tạp của Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm trong Lễ Yom Kippur (Đại Lễ Chuộc Tội). ND.

Kinh Talmud nói Đền Thờ bị phá hủy năm 70 A.D. đã được Đa-ni-ên 9:24-27 tiên báo. Khi bạn tranh luận với các ra-bi về các tuần lễ Đa-ni-ên và ý nghĩa của chúng – tôi không có thì giờ giải thích bây giờ – điều dễ nhất để nói là Đa-ni-ên 9 bảo Đấng Mê-si phải đến và chết đi trước khi Đền Thờ Thứ Nhì bị phá hủy. “Không, không phải vậy,” họ sẽ nói với bạn, song Yalkut quyển II, trang 79d cho biết thế, và Nazir 32b cũng vậy. Kinh Talmud nói rằng Đền Thờ bị phá hủy vào năm 70 A.D. đã được Đa-ni-ên 9:24-27 dự đoán, khi sự đến của Đấng Mê-si được tiên báo trước sự phá hủy nầy. Vậy Đấng Mê-si được tiên tri phải đến và bị giết trước năm 70 A.D., theo Kinh Talmud – và các Ra-bi Do Thái đã biết điều nầy.

Kinh Talmud xác nhận “hòn đá đục ra từ núi, chẳng phải bởi tay” ở Đa-ni-ên 2:44, 45 một lần nữa là Đấng Mê-si. “Ngài sẽ là nơi thánh, nhưng cũng là hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc cho cả hai nhà Y-sơ-ra-ên” (Ê-sai 8:14), Đức Chúa Trời đã tiên báo các lãnh đạo Israel sẽ chối từ Đấng Mê-si: Đấng “đã trở nên sự cứu rỗi cho tôi. Hòn đá mà thợ xây loại ra, đã trở nên đá đầu góc nhà” (Thi 118:21, 22); đó là Hillel Rabbah mà họ hát cho Chúa Jesus vào Chúa Nhật Lễ Lá (Palm Sunday).

Các Ra-bi vĩ đại nhất Moses Maimonides, Rambam, đã xác nhận sự xuất hiện của Đấng Mê-si Jesus vào năm 30 A.D. là hòn đá gây vấp ngã, vướng mắc lớn nhất của nhà Israel. Trong Các Vua và Chiến Tranh (Kings and Wars) chương 11, ấn bản chưa bị kiểm duyệt (các ra-bi có lý do rõ ràng đưa ra phiên bản đã kiểm duyệt) nói rằng: “Chưa bao giờ có hòn đá nào gây vấp ngã lớn hơn là vấn đề về Yeshua (Jesus) năm 30 A.D.” Vì ba năm rưởi, Shekinah – nơi ngự của Đức Chúa Trời, sự hiện diện Ngài – ngự trên Núi Ô-li-ve, chờ đợi để thấy Israel ăn năn, và kêu gọi họ: “Hãy tìm kiếm Ðức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần,” nhưng tất cả đều hư không trống vắng. Sau ba năm rưởi, Shekinah quay khỏi Núi Ô-li-ve. – Ca Thương của các Ra-bi.

Có một điều được gọi là Avodat Zerah; đó là khi các Cơ Đốc nhân nói họ tin Chúa Jesus đã làm phép lạ, sống lại từ kẻ chết, và được cất lên trới từ Núi Ô-li-ve – nhưng liệu người không chỉ là phi Cơ Đốc (non-Christians) mà người thật sự còn chống lại Cơ Đốc (anti-Christian) có tin tất cả những việc nầy không? Các bạn có thể đọc những sử gia La Mã chẳng hạn như Suetonius và Tacitus, thật hấp dẫn khi đọc thể nào dân ngoại Rô-ma hiểu biết về Chúa Jesus – thậm chí họ chẳng phủ nhận những việc Chúa đã làm; người ta nói rằng kiến thức phổ biến suốt toàn cõi Đế Quốc La Mã là Chúa Jesus đã sống lại từ kẻ chết. Tuy nhiên Avodat Zerah nói Chúa Jesus làm phép lạ không như ra-bi khác, rằng các môn đồ Ngài không chỉ chữa lành người bệnh, mà ngay cả còn khiến kẻ chết sống lại nhân danh Chúa Jesus, rằng sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá Ngài đã sống lại từ kẻ chết, và rằng Chúa được cất lên trời từ Núi Ô-li-ve. Tất cả điều đó thật sự ở trong Kinh Talmud – ngay cả kẻ thù của Chúa cũng thừa nhận sự thật về những gì Ngài đã làm. Điều nầy được ghi chép bởi các ra-bi, những người đang cố ngăn chận người Do Thái khác đừng tin vào Chúa Jesus; nhưng họ phải đề cập đến tính chất lịch sử có thật của những phép lạ Ngài, về các môn đồ Chúa làm phép lạ, và không những về việc Chúa bị đóng đinh mà còn về sự phục sinh và thăng thiên của Ngài nữa – Kinh Talmud thừa nhận Chúa đã làm những việc đó! Khi bạn đối mặt với các ra-bi chính thống về những việc nầy, họ sẽ không muốn đề cập đến. Tuy nhiên, nếu bạn ép, họ sẽ nói với bạn Chúa Jesus biết Kabbalah* – được phát minh nhiều thế kỷ sau đó, nhưng họ nói lộn xộn – Chúa Jesus biết Kabbalistic, những bí mật huyền nhiệm và có tên không thể nói ra về Ha Shem (bốn phân tử gram: tetragrammaton) dưới lưỡi Ngài, dưới chân Ngài, rồi tiếp tục, và đây là cách Chúa thực hiện những phép lạ nầy. Đó là những gì họ sẽ nói với bạn nếu bị ép.

*Kabbalah là tên của một triết học và thông thiên học (theosophy) huyền bí phát triển trong vòng người Do Thái ở Ba-by-lôn, và sau đó ở Ý, Provence, và Tây Ban Nha giữa thế kỷ thứ 6 và 13 AD. ND.

Các ra-bi sẽ cố để nói với bạn Thi Thiên 22 thật sự không nói: “Chúng nó đâm lủng tay và chân tôi” (Thi 22:16), tất cả Thi Thiên 22 được ứng nghiệm ở Ma-thi-ơ 27, nhưng trong tiếng Hê-bơ-rơ có sự khác biệt ở mẫu tự “aleph,” họ cắt ngắn một “vav” để khiến nó thành “yod” và theo cách nầy, họ sẽ cố để thay đổi:** “Chúng nó đâm lủng tay và chân tôi” thành “tôi giống như chân sư tử.” Đây có thể là hợp pháp, ngoại trừ ai đó phải thay đổi tại vài điểm, bởi vì Kinh Talmud cho biết như sau: “Vào thời điểm sáng tạo của Đấng Mê-si” – đáng ngợi khen thay Danh Ngài – Đấng Thánh sẽ nói cách chi tiết những gì xảy đến với Ngài: “Có những linh hồn bị giết với ngươi dưới ngai Ta, đó là tội lỗi họ sẽ đè nặng ngươi dưới ách sắt và khiến ngươi giống như bò con với đôi mắt mờ đi trong đau khổ.” Nói cách khác, theo Kinh Talmud, Đấng Mê-si sẽ biết trước khi Ngài giáng sinh rằng Ngài sẽ đến để chịu chết cho dân Ngài. “Trong khoảng thời gian bảy năm trước sự đến của Con Vua Đa-vít, ách sắt sẽ được mang đến và tra trên cổ Ngài cho đến chừng thân thể Đấng Mê-si bị gãy gập xuống. Đó là thử thách của Con Vua Đa-vít, Đấng khóc và phán: “Sức lực tôi khô như miếng gốm” (Thi 22:15). Trong Yalkut Shimoni,*** họ kết nối “những chó bao quanh tôi” (việc sử dụng nguyên tắc chú giải được gọi là “binyan ab m'shna ketubim” với Sách Ê-xơ-tê), Ra-bi Nê-hê-mi nhận xét: “Chúng nó đâm lủng tay và chân tôi...” Do đó, Pisgah Rabbatai 36:1, 2 trực tiếp tuyên bố rằng Thi Thiên 22 nói về Đấng Mê-si đến để chịu chết.

**Aleph, vav (vov), và yod (yud) là các mẫu tự thứ nhất, sáu và mười trong bảng chữ cái (alphabet) của tiếng Hê-bơ-rơ. ND.

***Yalkut Shimoni, hoặc đơn giản Yalkut, là việc biên soạn trên các sách trong Kinh Thánh Hê-bơ- rơ, tác giả thu thập các chú giải Kinh Thánh khác nhau, rồi sắp xếp theo trình tự các phần Kinh Thánh. ND.

Có những giải thích ngôn ngữ kỹ thuật cho việc dịch “giống như sư tử” chẳng hạn sự điều chỉnh đọc bản văn được gọi là “im crea.” Rồi trong Yalkut Shimone, chúng ta tìm thấy: “Những chó bao quanh tôi” – bằng cách nào đó họ kết nối điều nầy với Sách Ê-xơ- tê và vua A-suê-ru – “một lũ hung ác vây phủ tôi; ka a'ri,” trong Anh ngữ, “chúng nó đâm lủng tay và chân tôi” – Ra-bi Nê-hê-mi trích dẫn theo cách nầy, và việc đọc “đâm lủng” được các ra-bi ngày xưa chấp nhận. Ngoài ra, Peshitat Abitai trực tiếp nói rằng Thi Thiên 22 nói về Đấng Mê-si chịu khổ và chết.

Một lần nữa, Ê-sai 52 và 53 từ Targum Jonathon: “Nầy, tôi tớ Ta, Đấng Mê-si sẽ thạnh vượng; Người sẽ được tôn cao, tuyệt vời và đầy quyền năng” – đây là nói về Đấng Mê-si cách trực tiếp và lập đi lập lại nhiều lần.

Đa-ni-ên 9, Megillah 3a (aleph) Targum về Các Tiên Tri, được Jonathon ben Uzziel sáng tác dưới sự hướng dẫn của các Tiên Tri A-ghê, Xa-cha-ri và Ma-la-chi, theo truyền thống: “Và có tiếng từ trên trời phán rằng: Có phải đây là Đấng đã bày tỏ những huyền nhiệm Ta?” Ông tiếp tục tiết lộ bởi Targum ý nghĩa bên trong Hegiographa (phần Thánh Kinh trong đó bao gồm Sách Đa-ni-ên), nhưng có tiếng từ trên trời phán rằng:* “Đủ rồi!” “Tại sao, tại sao chúng ta không đọc Đa-ni-ên 9?” “Bởi ngày Đấng Mê-si được báo trước trong đó.” Một lần nữa, Sukkah 52 dính dáng đến Đấng Mê-si bị đâm: “Điều gì gây ra sự thương khóc trong Xa-cha-ri 12:12?” Ông giải thích thật tốt rằng nguyên nhân là việc giết chết Đấng Mê-si, Con Trai Giô-sép, vì phù hợp với Kinh Thánh: “Chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Ðấng chúng nó đã đâm; và chúng nó sẽ thương khóc, như là thương khóc con trai một” (Xa. 12:10).

*Nguyên văn tiếng Hê-bơ-rơ là “Ba Kol” nghĩa là tiếng Đức Chúa Trời (the voice of God). Trong Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, “Ba Kol” công bố ý muốn hoặc phán xét của Đức Chúa Trời. ND.

Chúng ta có thể tiếp tục mãi như vậy, không chỉ có duy nhất một lời tiên tri về Đấng Mê-si mà tôi dùng trong việc làm chứng cho dân Do Thái, rằng tôi có thể chứng minh đó chẳng phải là sáng kiến của Cơ Đốc nhân để áp dụng vào Chúa Jesus. Ví dụ như Kinh Talmud đồng ý rằng Mi-chê 5:2 là nói về Đấng Mê-si, Đấng theo cách nào đó phải được dự báo trước: “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, bởi ngươi là nhỏ nhất trong các chi phái Giu-đa, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Ðấng từ trước vô cùng tồn tại đến đời đời.” Từ Targum Mi-chê 5:1, Targum Jonathon nói điều nầy: “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Ðấng cai trị trong Israel – gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng” (Mi-chê 5:1).* Theo cách nầy khi gặp ai đó phản đối Cơ Đốc nhân đọc điều gì mà trong đó Mi-chê 5:1 thật sự không nói đến, người ta có thể trả lời rằng Cơ Đốc nhân không đọc bất cứ thứ gì người Do Thái không đọc rất lâu trước khi Cơ Đốc giáo được thành lập.

*Trong các bản Kinh Thánh Anh ngữ thì câu nầy là Mi-chê 5:2; còn câu Mi-chê 5:1 trong bản Anh ngữ là câu Mi-chê 4:14 trong bản Truyền Thống Việt ngữ. ND.

Từ Sáng Thế Ký 3:1-15: “Và sẽ là vậy khi các con trai người nữ siêng năng học Kinh Torah và vâng giữ mạng lệnh, chúng sẽ trực tiếp đánh vào đầu và giết chết ngươi” – ngay từ lúc ban đầu, họ tin rằng Đấng Mê-si phải bị giết. Bình luận trên Sáng 23:5 từ Chú Giải Rabbah cho biết Ra-bi Tanhumah nói: “Trong danh Ra-bi Shmuel Kozit, cô ám chỉ dòng dõi sẽ nảy sinh từ nguồn gốc khác – Đấng Mê-si.” Chú Giải đề cập đến cách đặt tên Ê-va của Sết, được kết nối với ý tưởng về Đấng Mê-si giày đạp đầu con rắn và bị thương ở gót chân.

Bạn sẽ chỉ cần làm một việc với tất cả thông tin nầy, đó là: Hãy làm suy yếu lập luận của người Do Thái, họ cho rằng những điều nầy là kết quả bịa đặt mà Cơ Đốc nhân ngoại bang đã bóp méo Kinh Thánh Do Thái. Một người có thể chỉ ra cách rõ ràng các

ra-bi xa xưa đã hiểu biết những điều nầy theo cùng cách mà Cơ Đốc nhân hiểu. Nhưng có điều gì đó được gọi là “ecclentics” hay lòng tin. “Ví bằng Cha, là Ðấng sai Ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng Ta” (Giăng 6:44) – nếu bạn mang một Chứng Nhân Giê-hô-va đến nhà tôi, tôi có thể thắng được mọi tranh luận, nhưng không có nghĩa người đó sẽ được cứu. Cũng tương tự như vậy với người Mọt-môn, hoặc ra-bi Do Thái.

Những điều nầy thì rất quan trọng – Phao-lô bảo chúng ta “hãy giảng đạo, cố khuyên, bất luận gặp thời hay không gặp thời, hãy đem lòng rất nhịn nhục mà bẻ trách, nài khuyên, sửa trị, cứ dạy dỗ chẳng thôi” (II Ti-mô-thê 4:2). Tôi chắc chắn không phủ nhận tầm quan trọng của loại lời dạy nầy; nhưng không có sự cầu nguyện và đời sống thánh khiết nào sẽ khiến cho người Do Thái phải ganh tỵ, thì thật vô ích. Chúng ta có con đường dài để đi, nhưng Đức Chúa Trời đang làm việc gì đó. Chúng ta sẽ thấy Chúa làm việc trong vòng người Do Thái vào Những Ngày Sau Rốt theo cùng cách mà Ngài làm với Hội Thánh đầu tiên – với không chỉ hàng người sẽ được cứu, mà thậm chí hàng chục ngàn người. Chúng ta sẽ thấy toàn bộ các nhà hội Do Thái chia rẽ về vấn đề Chúa Jesus là Đấng Mê-si – nhưng bạn biết gì? Chúng ta cũng sẽ thấy toàn bộ các Hội Thánh phân hóa về loại vấn đề tương tự.