Di Sản Của Gia-cốp - Hai Trại Quân

Article Index

  • Hai Trại Quân

    Là Cơ Đốc nhân tái sanh, nếu chúng ta tiếp tục đi với Chúa Jesus sẽ đến một lúc trong cuộc đời, chúng ta phải trải qua loại thử thách khác hơn bất kỳ thử thách nào chúng ta đã trải qua trước đây hoặc sẽ trải qua sau nầy.

    Chúng ta có hai loại thử thách ở Kinh Thánh: “thung lũng” và “đồng vắng.” “Thung lũng” là thử thách đơn lẻ, “đồng vắng” là thời gian thử nghiệm kéo dài, thường kết hợp với con số bốn mươi trong Thánh Kinh. Đây là thung lũng dài hơn các thung lũng khác và đồng vắng chết chóc hơn các đồng vắng khác. Đó là sa mạc trong sa mạc. Với Gia-cốp nó xảy ra tại Phê-ni-ên, khe Gia-bốc. Những gì Gia-cốp đã làm là điều chúng ta trông đợi để làm. “La-ban dậy sớm, hôn các con trai và các con gái mình, và chúc phước cho, rồi đi trở về nhà mình” (Sáng 31:55).

    Gia-cốp nghĩ đó là kết thúc thử thách mình. Ông trải qua điều nầy suốt mười bốn năm. Có câu nói thông tục: “Trời tối nhất trước lúc bình minh.” Đó là đúng. Câu nói sai là: “Có ánh sáng ở cuối đường hầm.” Chẳng có ánh sáng ở cuối đường hầm. Cuối đường hầm có bóng tối tồi tệ nhất, rồi đến ánh sáng.

    Sau mười bốn năm giúp việc (mất bảy năm cho mỗi cô gái)—những năm dài cố gắng, Gia-cốp nghĩ, “Cuối cùng, chuyện đã qua! Giờ đây ta có thể trở lại với những gì Đức Chúa Trời hứa với mình tại Bê-tên, điều Ngài hứa với cha mẹ khi ta được sanh ra. Ta có thể nhận lấy phước hạnh đó bây giờ. Chúa đã làm nên những việc nầy trong đời ta sau những năm Ngài đưa ta đến với La-ban, với một số người khác như ta.”

    Hãy ghi nhận rằng người chống lại chúng ta hầu như là người giống chúng ta nhất. Người mà chúng ta gặp với đặc điểm và tính cách tiêu cực riêng của chúng ta sẽ là những người chúng ta xích mích, va chạm nhiều nhất. Người làm chúng ta khó chịu nhất là kẻ giống chúng ta nhất. Đặc biệt nếu họ thậm chí còn thích chúng ta hơn cả chúng ta nữa.

    “Gia-cốp cứ đi đường, có thiên sứ Ðức Chúa Trời gặp người. Khi Gia-cốp thấy các vị nầy, nói rằng: Ấy là trại quân của Ðức Chúa Trời! Nên người đặt tên chỗ đó là Ma- ha-na-im” (Sáng 32:1-2). Ma-ha-na-im nghĩa là “hai trại quân.”

    “Gia-cốp sai sứ giả đến trước cùng Ê-sau, anh mình, trong xứ Sê-i-rơ thuộc về địa phận Ê-đôm; người bèn dặn rằng: Các ngươi hãy thưa cùng Ê-sau, chúa ta như vầy…” (Sáng 32:3-4).

    Ông biết người anh nầy chẳng thích mình, và ông biết tại sao anh nầy không thích ông, và ngay cả ông còn biết mình đã hủy hoại anh ta theo cách nào đó.

    “Gia-cốp, kẻ tôi tớ chúa, có nói như vầy rằng: Tôi đã ngụ tại nhà La-ban đến ngày nay; có bò, lừa, chiên, tôi trai, tớ gái; vậy, xin sai đi nói cho chúa hay trước, hầu cho nhờ được ơn trước mặt chúa tôi” (Sáng 32:4-5).

    Đó cũng giống như nói: “Tôi có đại lý xe hơi. Hãy đến và chọn một chiếc! Anh muốn xe El Dorado không? Hay là Mercedes?* Tôi sẽ trao anh chìa khóa! Hỡi anh, tôi yêu thương anh! Xin hãy lấy nó và đi! Hãy lái ra khỏi đây!”

    *El Dorado hay Cadillac Eldorado và Mercedes là hai loại xe hạng sang của Mỹ và Đức dành cho các nguyên thủ quốc gia, người giàu có và nổi tiếng. ND.

    Tại sao gọi nơi đó là “Ma-ha-na-im”—“hai trại quân”? Tôi lớn lên ở New Jersey ngay con sông ngang qua từ Thành Phố New York, và láng giềng chúng tôi là người bạn thân của cha mẹ tôi, ông nầy là chủ một chuỗi các cửa hàng rượu được gọi là “Harry’s” nhưng tên thật ông là Haime. Người ta ngỡ đó là “Harry” nhưng bạn bè như song thân tôi gọi ông là “Haime,” và ông là những gì chúng ta gọi là người Do Thái “nhân lành” bởi vì ngay cả dân ngoại cũng thích ông. Một trong các con trai ông là Arthur quản lý chuỗi cửa hàng rượu nầy. Điều hầu hết mọi người không biết rằng Arthur cũng là nha sĩ. Ai nấy đều nghĩ Arthur là doanh nhân như cha anh, mà thật ra như vậy, nhưng họ không biết anh cũng là nha sĩ. “Có thể là phiền muộn ngã lòng, có thể là bị ngăn cấm, nhưng người ta luôn bị đau răng.” Anh muốn có sự dự phòng. Anh thì tài giỏi theo cách đó. Dân Do Thái tài giỏi theo cách nầy, họ có tâm trạng sinh tồn như kết quả của lịch sử mình, và họ đi qua như vậy. Vì thế Gia-cốp sắp đặt theo hai hướng (hai trại quân). “Nếu cửa hàng giày của tôi xuống dốc, tôi luôn có thể bán hoa hồng.” Ông luôn tinh khôn tài giỏi, luôn tính toán làm thế nào để sống sót.

    Vợ tôi cũng như thế. Song thân vợ tôi sống sót sau Holocaust, và rồi họ là những người Refuseniks dưới thời Ceausescu.* Với vợ tôi, theo cách cô trưởng thành, không có gì quan trọng hơn là làm sạch nhà cửa, nấu ăn, và may vá—bạn luôn có thể tìm được một shiksa** để làm các việc đó. Với cô ấy thì khác: Bạn nói bao nhiêu ngôn ngữ? Bạn được giáo dục ra sao? Bạn tài giỏi trong kinh doanh như thế nào? Bạn có nghề nghiệp sẽ luôn cần nếu bạn phải chạy trốn không? Mọi sự đều theo định hướng được sống sót. Nếu “điều nầy” thất bại, bạn sẽ vẫn có mọi sự; đó chỉ là tâm trạng sinh tồn.

    *Refusenik, tiếng Nga nghĩa là từ chối (refusal). Refusenik là thuật ngữ không chính thức dùng cho cá nhân dân Do Thái từ Nga bị chính quyền Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu từ chối cho phép di dân. Nicolae Ceausescu (26.1.1918-25.12.1989) tổng bí thư đảng cộng sản Romania từ năm 1965. Sau cuộc nổi dậy của dân chúng, Nicolae Ceausescu cùng vợ là Elena bị kết án tử hình và bị xử bắn vào 25.12.1989, kết thúc chế độ cộng sản ở Romania, rồi sau đó là Nga và toàn thể Đông Âu. ND.

    **Shiksa là từ Yiddish (tiếng Đức cổ của dân Do Thái ở Trung và Đông Âu), dùng chủ yếu cho văn hóa người Do Thái ở Bắc Mỹ. Shiksa là thuật ngữ nói về người phụ nữ không phải dân Do Thái. ND.

    Gia-cốp đặt chúng vào hai trại quân, ông thì luôn có mưu mô.

    Tôi... có bò, lừa, chiên, tôi trai, tớ gái; vậy, xin sai đi nói cho chúa hay trước, hầu cho nhờ được ơn trước mặt chúa tôi.

    Các sứ giả trở về nói cùng Gia-cốp rằng: Chúng tôi đã đi đến Ê-sau, anh của chủ; nầy, người đang đem bốn trăm người đến để rước chủ. Gia-cốp rất sợ hãi và sầu não, bèn chia các dân đi theo, cùng các bầy chiên, bò, lạc đà ra làm hai đội, mà rằng: Nếu Ê- sau đến hãm đánh một trong hai đội, thì đội còn lại sẽ thoát được. Đoạn, Gia-cốp cầu rằng: Hỡi Đức Chúa Trời của tổ phụ Áp-ra-ham tôi! Đức Chúa Trời của cha Y-sác tôi,

    tức là Đức Giê-hô-va! Ngài có phán dạy tôi rằng: Hãy trở về xứ ngươi và nơi bà con ngươi, rồi Ta sẽ làm ơn cho ngươi! Tôi lấy làm hèn mọn không đáng chịu các ân huệ…

    “Tôi biết tôi không tốt—tôi ăn năn! Xin cho tôi ra khỏi đây!” Hỡi chàng trai, khi gặp rắc rối, chúng ta có tôn giáo.

    …và các điều thành thực mà Ngài đã làm cho kẻ tôi tớ Ngài; vì lúc trước khi qua sông Giô-đanh chỉ có cây gậy tôi, mà ngày nay tôi lại trở nên hai đội quân nầy. Vậy, cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu tôi khỏi tay Ê-sau, anh tôi, vì e người đến đánh tôi và đánh luôn mẹ với con nữa.

    Giờ đây ông sợ cho gia đình mình.

    Vả, Ngài có nói rằng: Quả thật vậy, Ta sẽ làm ơn cho ngươi, và làm cho dòng dõi ngươi đông như cát bãi biển, người ta sẽ không biết sao đếm được, vì đông đúc quá (Sáng 32:5-12).

    Ông bắt đầu nghi ngờ lời hứa của Đức Chúa Trời, vì vậy ông phải nhắc nhở Ngài.

  • Copyright © 2024 Moriel - God is my Teacher. All Rights Reserved.

    Maintained by Cybersalt